Hương mứt ngày xưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mùi mứt Tết hấp dẫn lắm, nhất là trẻ con vốn ưa ngọt. Có người tinh tế phân biệt rành rọt từng loại chỉ qua ngọn gió đưa hương từ xa. 
Khuynh hướng quảng cáo dịch vụ ẩm thực hiện nay là khai thác mạnh yếu tố "của nhà làm". Điều đó khiến tôi chợt nhớ ngày xưa, thời mới lớn, chuyện nhà làm là phổ biến lắm, vạn bất đắc dĩ mới mua ngoài chợ.
Nhất là vào dịp lễ Tết, truyền thống này lại rộn ràng từng nhà, từng xóm, một không khí chuẩn bị đặc trưng của những ngày gần Tết của người Việt. Gần như hầu hết món ăn, thức uống phục vụ trong dịp đầu năm mới như: bánh mứt, đồ mặn, giò chả, dưa chua, cải hành kiệu đều do "nhà làm".
Còn nhớ, năm 1962, tôi theo bố mẹ đến thăm nhà bác sĩ Tín ở Quảng Nam. Chứng kiến cả 2 gian nhà chứa đủ loại bánh mứt và đều do gia đình tự chế biến mới thấy chuyện “tự làm” nó quan trọng như thế nào trong truyền thống Tết Việt.
Mứt là thứ có thể để được lâu. Do đó, từ trung tuần tháng Chạp, nhà nhà bắt đầu chuẩn bị nguyên liệu, 3 loại phổ thông nhất là gừng, bí, dừa bắt buộc phải có. Khi lửa củi, than hồng đón chảo sên thì cả nhà thơm lừng mùi ngọt đậm của đường mía kết hợp với hương đặc trưng của bí, dừa, gừng... không lẫn vào đâu được. Sau này, một số bà nội trợ thêm bột thơm vani vào là một sai lầm lớn. Vài nhà trong xóm cùng nổi lửa sên mứt thì cả làng, dọc phố cứ ngào ngạt.
Mùi mứt Tết hấp dẫn lắm, nhất là trẻ con vốn ưa ngọt. Có người tinh tế phân biệt rành rọt từng loại chỉ qua ngọn gió đưa hương từ xa. Mà rất lạ, chẳng giải thích được tại sao mứt làm không phải đúng trong dịp Tết thì không thể có cái mùi đặc trưng ấy. Chắc là do thiếu sự xôn xao của nhà, của xóm.
Ảnh minh họa: Bảo Vy
Ảnh minh họa: Bảo Vy
Thành phẩm thường được bảo quản trong thẩu thủy tinh còn lấm tấm bọt khí vì sản xuất hồi đó chưa tinh xảo, nhưng thế là rất ổn rồi. Cứ lấy dần từng đĩa nhỏ mà tiếp khách, nhà nào có điều kiện thì sắm cái hộp đựng nhiều ngăn bằng nhựa, thường có màu đỏ. Mỗi lần mở nắp lại ngạt ngào mùi mứt… Tuy nhà nào cũng tự làm cả, nhưng vỉa hè phố chính, các chợ vẫn có các sạp, quầy và trong các phiên chợ phục vụ chuyên doanh hàng Tết và ở đó hương mứt lại vẫn cứ ngào ngạt vây quanh.
Bây giờ, bánh mứt do nhà làm dường như đã thành chuyện hiếm, có chăng có người làm thì với số lượng kha khá để rao bán online, tất nhiên không quên quảng cáo rằng, đây là “mứt nhà làm”. Bù lại, thị trường cung cấp dư thừa cho nhu cầu của người dân. Rõ ràng, chủng loại càng ngày càng phong phú, thứ gì cũng đem làm mứt được mà lại nhiều biến thể, có nhiều loại được gọi là mứt không biết có đúng đặc điểm, đặc thù của mứt.
Chỉ riêng chuyện mứt cũng làm tôi nhớ rất nhiều Tết của một thời thơ ấu, bình dị, đơn giản mà ấm áp nghĩa tình.
NGUYỄN SƠN

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...