Hồng chuông do dòng họ Man Nương cúng Phật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chuông chùa Phổ Quang, hiện ở Bảo tàng Văn hóa Phật giáo, khắc tên những người họ Man cung tiến, gắn với truyền thuyết lịch sử thờ Phật Mẫu Man Nương.

Hồng chuông thời Cảnh Hưng

Hồng chuông chùa Phổ Quang hiện lưu giữ tại Bảo tàng Văn hóa Phật giáo (Đà Nẵng) vừa được nghiên cứu bởi một nhóm nhà khoa học, gồm các ông: Lê Cảnh Lam, Nguyễn Quang Miên, Lê Hải Đăng (Viện Khảo cổ học); Huỳnh Đình Quốc Thiện, Trương Thế Liên (Bảo tàng Đà Nẵng); Thượng tọa Thích Huệ Vinh (Bảo tàng Văn hóa Phật giáo) và Trần Kỳ Phương (Hội Khảo cổ học VN).


 

Rồng 4 móng trên chuông chùa Phổ Quang. Ảnh: Lê Cảnh Lam
Rồng 4 móng trên chuông chùa Phổ Quang. Ảnh: Lê Cảnh Lam


“Chuông khắc niên đại Cảnh Hưng tam thập tam niên chế (1773), quai treo hình rồng 4 móng, vòng mặt trời, hồ lô. Nội dung ghi công đức của những người đóng góp công sức và tiền đúc chuông, trong đó có 5 người phụ nữ họ Man. Đây là dòng họ ít người nhưng gắn với truyền thuyết về huyền thoại Phật Mẫu Man Nương chùa Tổ ở chùa Phúc Nghiêm, H.Thuận Thành, Bắc Ninh”, báo cáo nghiên cứu cho biết.
 

Toàn cảnh chuông chùa Phổ Quang
Toàn cảnh chuông chùa Phổ Quang.


Theo các nhà nghiên cứu, có sự khác biệt rất lớn giữa đồ đồng gia dụng và chuông, khánh. Hồng chung, hồng khánh có hàm lượng đồng rất cao (lên tới 80 - 90%) và thêm một lượng nhỏ thiếc. Hợp kim này không chỉ tạo ra chuông, khánh có màu đỏ mà còn có độ ngân, vang khi đánh. “Hợp kim không được pha chì vì pha chì sẽ làm cho chuông, khánh bị “câm”, đánh sẽ không kêu to và không ngân vang”, ông Lê Cảnh Lam cho biết.

 

 Đại tự trên chuông chùa Phổ Quang
Đại tự trên chuông chùa Phổ Quang



Phân tích quang phổ tại Viện Khảo cổ học cho thấy chất liệu làm chuông là hợp kim đúc chủ yếu gồm 4 thành phần: đồng 77%, thiếc 4%, chì và kẽm có hàm lượng rất nhỏ - đều dưới 1%; ngoài ra còn một số chất khác. Do cấu trúc chất liệu, chiếc chuông này có màu đỏ xám trên bề mặt. Chuông được treo trong gác chuông, không bị chôn lấp và không bị mưa nắng nên không tạo gỉ xanh mạnh.

Chuông gồm quai chuông và thân chuông. Quai chuông được đúc trước sau đó gắn ngập vào khuôn đúc thân chuông. Thợ đúc chuông sử dụng các giũa cầm tay để đánh bóng. Kỹ thuật khắc chữ bằng đục chạm.

Tư liệu sử học, Phật giáo địa phương trên chuông

Báo cáo nghiên cứu cũng cho biết về nội dung khắc trên chuông. Các chữ đại tự trên chuông dịch nghĩa là Bài ký trùng tu Phổ Quang thiền tự, thôn Hữu Lân, xã An Việt, huyện Siêu Loại. Chuông chép danh sách những người công đức cũng như số tiền họ công đức vào đây.

Tư liệu chép trên chuông cho thấy tổng số có 247 người công đức, thu được 187,95 quan tiền, tương ứng xấp xỉ 383 kg đồng. Số lượng tiền này hợp lý để đúc quả chuông có kích thước cao 101 cm, đường kính đáy 46 cm và cả tiền xây gác chuông. Có 10 mức tiền công đức, từ 0,1 - 3 quan tiền cổ. Trong đó, các mức được nhiều người ủng hộ nhất là: 81 người công đức 0,3 quan, 49 người công đức 1,25 quan, 42 người công đức 0,67 quan. Có thể chia mức công đức thành 3 hạng. Hạng cao từ 1 - 3 quan tiền gồm 49 người. Hạng trung bình từ 0,6 - 0,7 quan có 42 người. Hạng thấp từ 0,1 - 0,6 quan có 81 người.

Theo nhóm nghiên cứu, xác minh địa danh những người công đức cho thấy ngoài người ở H.Thuận Thành, Bắc Ninh còn có nhiều người ở huyện khác, tỉnh khác góp công đức. Điều này cho thấy chùa cổ nổi tiếng được nhiều người biết đến và đóng góp công đức. “Việc xác minh địa danh cổ cũng là một tiêu chí đánh giá tính chuẩn cổ của chuông bởi lẽ các địa danh ngày nay đã khác thời xưa. Ở hồng chuông này các địa danh hầu như đều chính xác, ngoại trừ một số trường hợp bị mờ không rõ xã, huyện”, nhóm nghiên cứu cho biết.

Ông Lê Cảnh Lam cho rằng những số liệu thống kê không nhằm khen hay chê việc công đức nhiều hay ít bởi hoàn cảnh kinh tế mỗi người mỗi khác. “Tinh thần hướng đến Phật thì dù một vài đồng, giọt dầu cũng rất đáng quý. Chúng tôi thống kê số liệu ở đây để thấy giá trị của chuông như một bản ghi chép cho thấy tình hình kinh tế - xã hội năm 1773 của nhân dân ở H.Thuận Thành, Bắc Ninh và các vùng xung quanh”, ông chia sẻ.

Các nhà nghiên cứu cũng xác minh dòng họ Man công đức tiền đúc chuông. Nhóm cho biết dòng họ Man là dòng họ có ít người so với các dòng họ phổ biến khác như Trần, Lê, Nguyễn… nhưng điểm đặc biệt là dòng họ này hiện vẫn sống tại làng Mãn Xá, xã Hà Mãn, H.Thuận Thành, Bắc Ninh. Dòng họ Man gắn với truyền thuyết Phật Mẫu Man Nương được thờ tại đây. Có 5 người phụ nữ mang họ Man góp tiền công đức được khắc trên chuông, gồm: Man Thị Xúc, Mạn Thị Nghĩa, Man Thị Nhan, Man Thị Triệt, Man Thị Vong.

Nhóm nghiên cứu cho rằng hồng chuông chùa Phổ Quang có giá trị đặc biệt khi ghi khắc tên những người họ Man công đức ở H.Thuận Thành, Bắc Ninh. Điều này góp phần tư liệu minh văn ghi nhận thực sự có mặt một dòng họ Man lâu đời gắn với truyền thuyết lịch sử thờ Phật Mẫu Man Nương.

Cũng theo nhóm nghiên cứu, minh văn trên chuông cho thấy hiện tượng chỉ có cá nhân công đức mà chưa có tổ chức công đức như hội các già đi chùa, hội hương lão. Điều này cho thấy thời điểm 1773, Phật giáo địa phương chưa hình thành hoặc chưa gắn kết các tổ chức xã hội xung quanh. Giá trị tiền đóng góp được ghi chi tiết, cụ thể có thể dùng để so sánh với dữ liệu công đức trên các chuông, bia khác ở địa phương khác hoặc thời kỳ khác.

Theo Trinh Nguyễn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.