Mang Yang siết chặt quản lý khoáng sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ông Trịnh Thanh Dũng-Chủ tịch UBND xã Ayun (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) cho biết: Trước đây, Ayun là một trong những “điểm nóng” về khai thác cát trái phép. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền và tăng cường kiểm tra nên ý thức chấp hành các quy định về bảo vệ tài nguyên khoáng sản của người dân được nâng cao. 
Theo đó, xã kiện toàn tổ kiểm tra và giao cho một Phó Chủ tịch UBND xã làm tổ trưởng theo dõi xử lý các điểm khai thác, mua bán, vận chuyển cát, sỏi trái phép. Hàng tháng, tổ xây dựng kế hoạch và thường xuyên tổ chức tuần tra tại các vị trí có khoáng sản, đặc biệt là các mỏ cát dọc bờ sông Ayun.
“Trên địa bàn xã có 2 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản gồm Công ty TNHH một thành viên Trang Đức và Công ty TNHH Tâm An Gia Lai. Qua kiểm tra, giám sát qua camera, 2 doanh nghiệp này chấp hành đúng tọa độ khai thác cho phép. Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn chưa xảy ra trường hợp người dân lén lút khai thác khoáng sản trái phép. Tuy vậy, xã cũng sẽ tiếp tục tăng cường tuần tra nhằm kịp thời xử lý vi phạm; yêu cầu doanh nghiệp quan tâm hỗ trợ kinh phí để địa phương duy tu, sửa chữa hạ tầng, đặc biệt là các tuyến đường giao thông nơi doanh nghiệp chở khoáng sản”-ông Dũng cho hay.
Tại xã Đak Djrăng, tình hình khai thác khoáng sản cũng đã đi vào nền nếp. Ông Đỗ Văn Tiến-Trưởng thôn Linh Nham-chia sẻ: Những năm 2018-2020, tình hình khai thác cát trái phép trên địa bàn rất phức tạp. Vì vậy, Ban Nhân dân thôn phối hợp với tổ tuần tra, kiểm soát hoạt động khai thác khoáng sản và Công an xã tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm. Bên cạnh đó, thôn tổ chức nhiều buổi tuyên truyền, phổ biến các quy định về bảo vệ tài nguyên khoáng sản cũng như tranh thủ sự tham gia giám sát của người dân. Kết quả, năm 2020, thôn phát hiện và xử lý dứt điểm 4 điểm khai thác cát trái phép. Đặc biệt, từ đầu năm đến nay chưa xảy ra trường hợp khai thác cát trái phép”.
Công an xã Ayun thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác cát trái phép trên địa bàn. Ảnh: Nhật Hào
Công an xã Ayun thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác cát trái phép trên địa bàn. Ảnh: Nhật Hào
Theo ông Hồ Ngọc Thắng-Phó Chủ tịch UBND xã Đak Djrăng, ngay từ đầu năm, tổ tuần tra, kiểm soát hoạt động khai thác khoáng sản thường xuyên kiểm tra đột xuất bất kể ngày hay đêm. Đồng thời, tổ chức cho 15 chủ xe tải ký cam kết chở khoáng sản có hóa đơn, chủ các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng không mua khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp. “Nhờ triển khai chặt chẽ các hoạt động, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn xã chưa xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép. Tuy nhiên, để tiếp tục phát huy kết quả này, các ngành các cấp cần hỗ trợ kinh phí để tổ tuần tra, kiểm soát hoạt động khai thác khoáng sản làm việc hiệu quả hơn nhằm tiếp tục ngăn chặn các hành vi vi phạm”-ông Thắng kiến nghị.
Trao đổi với P.V, bà Phan Thị Ngọc Phượng-Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mang Yang-cho hay: Khoáng sản trên địa bàn huyện chủ yếu là cát và đá xây dựng. Để siết chặt hoạt động khai thác khoáng sản, UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản và tổ chức các cuộc họp để chỉ đạo, hướng dẫn công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản. Đặc biệt, huyện thành lập 2 đoàn liên ngành có thời gian hoạt động đột xuất hoặc theo yêu cầu trong thời gian 1 năm. “Nhờ đẩy mạnh hoạt động quản lý tài nguyên khoáng sản nên từ đầu năm đến nay chỉ có 3 trường hợp vi phạm liên quan tới san lấp đất, đá xây dựng và mua bán vật liệu không có nguồn gốc hợp pháp”-Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện thông tin thêm.
NHẬT HÀO

Có thể bạn quan tâm

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

(GLO)-

Những ngày này, người dân trên địa bàn làng Sơn và thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) đang quay quắt vì hạn, không chỉ thiếu nước sản xuất mà nước sinh hoạt cũng không còn. Trước những khó khăn ấy, Công ty TNHH một thành viên 72 đã huy động xe chở nước miễn phí cho người dân.

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

(GLO)- Dân gian Việt Nam từ xa xưa lưu truyền bài ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.