Vận động bao nhiêu mỗi ngày là đủ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 Mức độ hoạt động tối thiểu được khuyến cáo là 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần.

Các hoạt động như đi bộ nhanh, leo cầu thang, làm vườn, làm việc nhà, khiêu vũ, tập yoga, tập dưỡng sinh... tốt cho sức khỏe. Ảnh: Everyday Health.
Các hoạt động như đi bộ nhanh, leo cầu thang, làm vườn, làm việc nhà, khiêu vũ, tập yoga, tập dưỡng sinh... tốt cho sức khỏe. Ảnh: Everyday Health.



Duy trì hoạt động thể lực thường xuyên rất quan trọng đối với người đã hoặc đang có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Vận động rất ít vẫn có thể mang lại nhiều lợi ích như cải thiện độ nhạy cảm insulin, tăng cảm giác thoải mái, kiểm soát trọng lượng, giảm nguy cơ ung thư, giảm các vấn đề tim mạch và giúp hệ thống cơ xương khớp chắc khỏe.

Vận động bao nhiêu thì đủ

Bất kỳ hoạt động thêm nào mà bạn có thể làm đều là một điểm cộng trong ngày. Mức độ vận động tối thiểu được khuyến cáo là 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần. Với người trẻ, ít nhất là vận động một giờ mỗi ngày. Các tổ chức tim mạch trên thế giới khuyến nghị bạn nên đi 10.000 bước mỗi ngày để có trái tim khỏe mạnh, tương đương với khoảng 8 km.

 Những hoạt động nào được tính

Vận động nào làm cho nhịp tim tăng lên một ít, bao gồm đi bộ nhanh, leo cầu thang, đi mua sắm, làm vườn, làm việc nhà, khiêu vũ, tập yoga, tập dưỡng sinh, hoạt động thể thao... đều tốt. Các hoạt động này tạo ra động lực giúp chúng ta sinh hoạt tích cực hơn.

Đôi khi bạn cảm thấy khó khăn để thực hiện các hoạt động này, vì nhiều lý do, phổ biến nhất là không có đủ thời gian. Về dài hạn, duy trì vận động cần có thời gian. Tuy nhiên chỉ cần một ít hoạt động hoặc vài bài tập thể dục mỗi ngày đã có thể giúp bạn thêm sức sống. Vận động cho phép bộ não làm việc tốt hơn. Cơ thể tráng kiện mang lại sức khỏe tinh thần minh mẫn.

Hoạt động và sức khỏe tim mạch

Những người hiện có các vấn đề về tim mạch cần tránh các hoạt động thể lực quá mức như hít đất, nâng tạ, chạy hoặc bất kỳ vận động nào thay đổi tốc độ nhanh đột ngột. Nếu bạn có vấn đề về tim mạch, có thể tư vấn với các chuyên gia y tế để chọn loại hình vận động phù hợp.

 

Bác sĩ Lê Minh Quang (Bệnh viện Quốc tế City)

Theo VNE

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

(GLO)- Với phương châm “Lấy người bệnh làm trung tâm”, những năm qua, Bệnh viện Quân y 211 (Quân đoàn 3) chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi y đức để từng bước nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh.
Thêm 330 học sinh Gia Lai được khám tầm soát miễn phí cận thị học đường

Thêm 330 học sinh Gia Lai được khám tầm soát miễn phí cận thị học đường

(GLO)- Chương trình khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường do Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai tổ chức sáng 13-5 tại Trường THPT Chi Lăng (TP. Pleiku) được thầy và trò nhà trường đánh giá cao. 330 học sinh khối 10 được khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí.
3 tác động kỳ lạ của việc bỏ bữa sáng

3 tác động kỳ lạ của việc bỏ bữa sáng

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày vì giúp cung cấp năng lượng và tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bỏ bữa sáng không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, khó tập trung, làm biến động đường huyết mà còn gây ra những tác động kỳ lạ với sức khỏe.