Nuôi cá lóc dày đặc trong bể xi măng mà xây "biệt phủ", sắm xe hơi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nuôi cá lóc dày đặc trong bể xi măng giúp gia đình anh Lê Thiên Nhâm, thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa trở nên giàu có. Nhiều người trong vùng nói vui, hơn 10 năm "ăn ngủ" cùng đàn cá lóc mà anh xây được "biệt phủ", sắm xe hơi...
Hơn 10 năm nuôi cá lóc dày đặc trong bể xi măng, anh Lê Thiên Nhâm đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm nuôi cá lóc và sẵn sàng chia sẻ kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể xi măng với mọi người.
Xác định nguồn cá lóc trong tự nhiên đang bị khai thác quá mức và có xu hướng cạn kiệt, anh Lê Thiên Nhâm, trú tại thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương (tỉnh Thanh Hóa) đã quyết tâm vay, mượn tiền để xây dựng hệ thống bể xi măng thả nuôi cá lóc. Tổng diện tích mặt bằng anh Nhâm xây hệ thống bể xi măng nuôi cá lóc dày đặc là hơn 1 ha.
 Nhờ áp dụng ngày càng chuẩn quy trình, kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể xi măng mà đàn cá lóc nhà anh Nhâm nuôi lớn rất nhanh, không bị bệnh tật. Ảnh: Vũ Thượng
Nhờ áp dụng ngày càng chuẩn quy trình, kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể xi măng mà đàn cá lóc nhà anh Nhâm nuôi lớn rất nhanh, không bị bệnh tật. Ảnh: Vũ Thượng
Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, anh Nhâm cho biết: "Nuôi cá lóc trong bể xi măng tuy không lớn nhanh như nuôi tự nhiên dưới ao hồ, nhưng có thể chủ động được nguồn nước, kiểm soát được bệnh tật, đặc biệt là khi bắt cá bán ít tốn công...Từ mô hình nuôi cá lóc trong bể xi măng, bán cá lóc thịt thương phẩm, bán cá lóc giống mà gia đình thu lời 400-500 triệu đồng/năm ".
Anh Nhâm tự tin khẳng định, thành quả sau hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi cá lóc trong bể xi măng là anh xây được nhà lầu, sắm xe hơi. Ở một vùng nông thôn như huyện Quảng Xương, làm nông nghiệp mà xây được nhà lầu, mua xe hơi như gia đình anh Nhâm không phải là nhiều...Ảnh: Vũ Thượng
Anh Nhâm tự tin khẳng định, thành quả sau hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi cá lóc trong bể xi măng là anh xây được nhà lầu, sắm xe hơi. Ở một vùng nông thôn như huyện Quảng Xương, làm nông nghiệp mà xây được nhà lầu, mua xe hơi như gia đình anh Nhâm không phải là nhiều...Ảnh: Vũ Thượng
Cũng theo kinh nghiệm nuôi cá lóc của anh Lê Thiên Nhâm, nuôi cá lóc trong bể xi măng quan trọng nhất là nguồn nước. Đòi hỏi phải thay nước mỗi ngày một lần, nguồn nước nuôi cá lóc luôn sạch, mát. Trước khi thả cá lóc giống vào bể, phải tắm cá qua nước muối, nhằm ngừa ngoại ký sinh trùng hoặc nấm. Cụ thể, muối hột 2-3% (tương đương 200-300g trong 100 lít nước). Thời gian tắm nước muối cho cá lóc giống từ 10-15 phút.
Nước trong bể nuôi cá lóc mỗi ngày phải thay một lần. Ảnh: Vũ Thượng
Nước trong bể nuôi cá lóc mỗi ngày phải thay một lần. Ảnh: Vũ Thượng
Bể nuôi cá lóc thông thường xây theo hình chữ nhật, diện tích tối ưu là từ 15-20m2. Có thể xây các bể nuôi cá lóc riêng rẽ hoặc liên hoàn để dễ bề chăm sóc, thu hoạch. Tường xây bao vây quanh bể có độ cao hơn 1m. Cần láng trơn phần nền bể và láng tường cao khoảng 0,5m để vệ sinh bể nuôi cá lóc được dễ dàng, tránh xây xước cho cá.
Dựng hệ thống nhà và dùng lưới cước làm mái che cho bể nuôi cá lóc. Ảnh: Vũ Thượng
Dựng hệ thống nhà và dùng lưới cước làm mái che cho bể nuôi cá lóc. Ảnh: Vũ Thượng
Thông thường làm đáy bể nuôi cá lóc cần bằng phẳng và dốc về phía cống thoát nước để dễ tháo nước mỗi khi thay nước. Cần lắp ống tràn giúp ổn định mực nước trong bể nuôi cá lóc. Phía trên bể nuôi cá lóc có thể làm mái che bằng lưới nhằm tạo sự thông thoáng cho đàn cá.
Theo kinh nghiệm nuôi cá lóc của anh Nhâm, thời gian thả cá lóc giống tốt nhất trong năm là từ tháng 3 đến tháng 4. Ảnh: Vũ Thượng
Theo kinh nghiệm nuôi cá lóc của anh Nhâm, thời gian thả cá lóc giống tốt nhất trong năm là từ tháng 3 đến tháng 4. Ảnh: Vũ Thượng
Anh Lê Thiên Nhâm cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, biết thêm: "Ở khu vực các tỉnh miền Bắc bắt đầu thả cá lóc giống từ tháng 3-4, tiến hành thu hoạch cá lóc thịt thương phẩm tháng 9-10 (dương lịch). Lưu ý, thả cá lóc giống trong bể xi măng có kích cỡ khoảng 4-5cm/con, đồng đều nhau, khỏe mạnh, không xây xát, không bị nhiễm bệnh với mật độ từ thả 100-140 con/m2".
Anh Nhâm tiết lộ một bí quyết trong nuôi cá lóc trong bể xi măng. Đó là, trước khi phân kích cỡ cá lóc giống phải để chúng nhịn đói một ngày. Ảnh: Vũ Thượng.
Anh Nhâm tiết lộ một bí quyết trong nuôi cá lóc trong bể xi măng. Đó là, trước khi phân kích cỡ cá lóc giống phải để chúng nhịn đói một ngày. Ảnh: Vũ Thượng.
Anh Nhâm cho hay, cứ sau mỗi tháng cần phân cỡ cá lóc một lần, tách con lớn, con nhỏ nuôi riêng để cá phát triển đồng đều. Trước khi phân kích cỡ cá lóc cần cho cá nhịn ăn một ngày để cá tiêu hóa hết thức ăn trong bụng.
Dùng vợt phân loại cá lóc chứ không bắt bằng tay. Định kỳ bổ sung vitamin C, men tiêu hóa vào thức ăn của cá lóc. Ngoài ra, mực nước để cá lóc nuôi trong bể xi măng phát triển tốt nhất từ 0,5-1m. Thời gian cho cá lóc ăn 2 lần/ ngày, sáng từ 7-8 giờ, chiều từ 15-16 giờ.
Thức ăn của cá lóc chủ yếu là cá tạp xay nhỏ. Ảnh: Vũ Thượng
Thức ăn của cá lóc chủ yếu là cá tạp xay nhỏ. Ảnh: Vũ Thượng
Với kinh nghiệm hơn 10 năm nuôi cá lóc dày đặc trong bể xi măng, anh Lê Thiên Nhâm bật mí với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: "Thức ăn của cá lóc chủ yếu là cá tạp, xay, bằm, cắt khúc tùy theo kích cỡ đàn cá. Khi cho cá lóc ăn phải quan sát hoạt động của cá. Nếu thấy cá lóc nhát, đớp mồi rồi chạy ra ngoài phải xử lý nguồn nước hoặc tạt thuốc trị ký sinh trùng. Còn thấy cá lóc nổi trên mặt nước nhiều là nguồn nước dơ bẩn..."
"Riêng thấy cá lóc nổi trên mặt nước, da sẫm màu, phản xạ kém với tiếng động là cá bị ký sinh trùng...Vì thế, người nuôi hằng ngày phải quan sát để kịp xử lý, tránh cá lóc bị bệnh khó điều trị, giảm năng suất đàn nuôi"...anh Nhâm chỉ rõ kinh nghiệm nuôi cá lóc dày đặc trong bể xi măng.
Cá lóc nuôi trong bể xi măng khoảng 6-7 tháng cho trọng lượng từ 0,7-1,4 kg/con. Ảnh: Vũ Thượng
Cá lóc nuôi trong bể xi măng khoảng 6-7 tháng cho trọng lượng từ 0,7-1,4 kg/con. Ảnh: Vũ Thượng
Hiện tại, mô hình nuôi cá lóc trong bể xi măng của gia đình anh Lê Thiên Nhâm mỗi năm thu hoạch khoảng 15 tấn cá lóc thịt thương phẩm. Qua ghi chép, theo dõi, cá lóc nuôi 6-7 tháng đạt trọng lượng từ 0,7-1,4 kg/con, giá bán 45.000-55.000 đồng/kg. Ngoài bán cá lóc thịt, anh Nhâm còn bán cá lóc giống. 1 kg cá lóc giống có số lượng từ 800-1.000 con, giá 700.000 đồng/kg. Trừ mọi chi phí, mỗi năm anh Nhâm lời 400-500 triệu đồng từ nghề nuôi cá lóc trong bể xi măng.
Cá lóc giống, cá lóc thịt thương phẩm được anh Nhâm đóng thùng cẩn thận chuyển cho khách hàng. Ảnh:Vũ Thượng
Cá lóc giống, cá lóc thịt thương phẩm được anh Nhâm đóng thùng cẩn thận chuyển cho khách hàng. Ảnh:Vũ Thượng

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Nguyễn Văn Thắng-Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Tân Phong cho biết: "Nhờ nuôi cá lóc trong bể xi măng thành công nhiều năm, anh Lê Thiên Nhâm tích góp được tiền xây nhà lầu, sắm xe hơi. Đây cũng là mô hình nuôi cá lóc trong bể xi măng được chúng tôi đánh giá hiệu quả cao, thu nhập ổn định, tạo công việc cho nhiều lao động địa phương với mức lương 5-6 triệu đồng/tháng".

Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Tân Phong (huyện Quảng Xương) đánh giá cao mô hình nuôi cá lóc trong bể xi măng. Ảnh: Vũ Thượng
Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Tân Phong (huyện Quảng Xương) đánh giá cao mô hình nuôi cá lóc trong bể xi măng. Ảnh: Vũ Thượng
Bà con nông dân muốn học hỏi kinh nghiệm nuôi cá lóc trong bể xi măng, có thể liên hệ anh Lê Thiên Nhân theo địa chỉ trong bài viết và số điện thoại: 0989832243.
Theo Vũ Thượng (DânViệt)

http://danviet.vn/muon-cach-lam-giau/nuoi-ca-loc-day-dac-trong-be-xi-mang-ma-xay-biet-phu-sam-xe-hoi-1059805.html

Có thể bạn quan tâm

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.