Thế hệ trẻ sống không chỉ cho riêng mình:Từ bỏ mọi thứ để...bảo vệ MT

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một chàng trai đang độ tuổi thanh xuân, từ bỏ công việc ổn định, về quê xây ngôi nhà từ đất sét, rơm, cỏ cây, nghiên cứu làm ống hút cỏ, ống hút tre... và cả nông nghiệp sạch.
Trần Minh Tiến cầm trên tay sản phẩm ống hút cỏ được gói bằng lá chuối
Trần Minh Tiến cầm trên tay sản phẩm ống hút cỏ được gói bằng lá chuối
Tất cả những gì mà Trần Minh Tiến (sinh năm 1987, cựu sinh viên Trường CĐ Sư phạm Long An) đang làm chỉ vì một lý do, cùng kêu gọi mọi người hành động vì môi trường, vì hành tinh xanh của nhân loại.
Căn nhà của chàng trai được mọi người gọi là Tiến “khùng” nằm hẻo lánh, sâu tít tại một ấp nhỏ của tỉnh Long An với giá… 500.000 đồng. Căn nhà làm bằng đất sét trộn với rơm, mái lợp bằng lá cỏ tranh và cỏ bàng, la phông bằng những miếng phên tre, cửa, giường, bàn ghế đều bằng tre. Nhà không có quạt máy chỉ có quạt tre, tất cả các vật dụng trong nhà từ rổ, giỏ xách... đều do Tiến tự đan lát. Thế nhưng, Tiến bảo: “Người khác có 500 triệu cũng chưa chắc làm được cái nhà như thế này”.
  Những sản phẩm đan lát từ cỏ bàng của Tiến
Những sản phẩm đan lát từ cỏ bàng của Tiến
Mỗi ngày Tiến phải di chuyển hơn 10 km để nhổ cỏ bàng
Mỗi ngày Tiến phải di chuyển hơn 10 km để nhổ cỏ bàng
 
“Nó thích sống trong rừng rú vậy đó. Không tin được luôn, bởi thế người ta gọi nó khùng là phải rồi”, cô Trần Thị Tươi (cô ruột của Tiến) giải thích khi kể cho chúng tôi nghe về biệt danh Tiến “khùng”.
Ấn tượng đầu tiên khi nhìn thấy Tiến “khùng” là một chàng trai đạp xe đạp, đầu đội nón được làm bằng cỏ bàng, mang trên người chiếc túi vải tái chế. Tiến kể: “Ngày xưa ai cũng bảo mình khùng cả. Nhưng từ ngày mình làm được nhiều điều chưa ai từng làm và có ích cho xã hội, bảo vệ được môi trường thì mọi người không còn nói nữa”.
Sau khi xây thành công căn nhà thân thiện với môi trường, Tiến đã tiếp tục xây thêm một căn nhà ngay bên cạnh, rộng hơn nhưng cũng “độc lạ” và thân thiện với môi trường như vậy.
Căn nhà này Tiến xây để kết nối bạn trẻ ở các thành phố lớn trên cả nước về cùng sống, cùng làm và cùng trải nghiệm sống xanh giống mình bởi Tiến quan niệm không việc gì làm một mình mà có thể mang lại kết quả tốt, bảo vệ môi trường cũng vậy. Hiện tại Tiến đã truyền cách thức làm các sản phẩm thân thiện với môi trường cho 4 bạn trẻ.
“Thực ra dùng ống hút cỏ để thay ống hút nhựa hay dùng lá chuối để gói rau thì thực chất cũng chỉ là hình thức bên ngoài, quan trọng là thức uống mình uống và bó rau được gói bởi lá chuối đó có sạch không. Chính vì thế mình quyết định vừa sản xuất các sản phẩm bảo vệ môi trường, vừa làm nông nghiệp sạch, thuận tự nhiên”, Tiến lý giải về lý do kết hợp nông nghiệp sạch và làm các sản phẩm thay thế đồ nhựa.
“Mình làm theo tiêu chí không làm cỏ, không diệt sâu rầy, không xới đất và không dùng phân bón hóa học. Vì trong đất có rất nhiều vi sinh vật giúp đất được tốt và giúp cho chất hữu cơ khi rớt xuống đất sẽ được phân giải. Nên nếu xới đất là sẽ đảo lộn hệ sinh thái đó...”, Tiến nói.
Những căn nhà 'độc lạ' 500.000 đồng của Tiến
Những căn nhà 'độc lạ' 500.000 đồng của Tiến
Với Tiến nếu hành động bảo vệ môi trường mà vô tình hại đến môi trường ở một chiều hướng khác thì cũng như không. Chính vì thế, trong quá trình làm ống hút cỏ, thay vì chọn cắt cỏ bàng như nhiều người vẫn làm, Tiến thu hoạch bằng cách chọn và nhổ từng nhánh một, mặc dù tốn nhiều thời gian và rất vất vả.
Khi câu chuyện độc đáo của Tiến “khùng” bảo vệ môi trường được quay clip và đăng lên các trang mạng, được dịch ra các bản tiếng Anh, nhiều trang nước ngoài dẫn lại nên khách ở nhiều nước tìm đến gặp Tiến.
“Khách ở các nước ở châu Âu rất thích thú với những sản phẩm này, bởi vì bên họ đã chính thức cấm đồ nhựa nên họ tìm đến tận nơi để gặp mình và mua sản phẩm. Nhưng mình đều từ chối hết vì bản thân chưa đủ khả năng để cung ứng rộng khắp. Hiện tại mình chỉ đảm bảo được thị trường trong nước và giải cứu được bớt đồ nhựa ở VN. Nhưng mình chỉ cho họ là nên tìm nguồn nguyên liệu ngay tại nước họ để thay thế ống hút nhựa, và mình có gợi ý loại cỏ sậy”, Tiến chia sẻ.
Nữ Vương (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.