Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” là một trong những phong trào được Đoàn Thanh niên Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Pah triển khai sâu rộng trong thời gian qua. Qua phong trào, nhiều đoàn viên, thanh niên đã có điều kiện học tập, phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Trong những năm qua, công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Pah có những chuyển biến tích cực. Với tinh thần đoàn kết, sáng tạo, xung kích, tình nguyện, nhiều hoạt động của Đoàn đã đi vào chiều sâu và có sức lan tỏa, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của công ty, nâng cao uy tín của tổ chức Đoàn.

 

Nhiều đoàn viên thanh niên đạt giải cao trong hội thi thu hoạch mủ giỏi cấp công ty.                                  Ảnh: H.Đ
Nhiều đoàn viên thanh niên đạt giải cao trong hội thi thu hoạch mủ giỏi cấp công ty. Ảnh: H.Đ

Chị Bùi Thị Duyên-Phó  Bí thư Đoàn Công ty, cho biết, hiện Công ty có 574 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó ĐVTN dân tộc thiểu số chiếm hơn 60%. Để phong trào Đoàn đi vào chiều sâu và mang lại hiệu quả thiết thực, nhất là phong trào xung kích phát triển kinh tế-xã hội, đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp, Đoàn Thanh niên Công ty đã cụ thể hóa bằng các phong trào gắn liền với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty như phong trào thi đua lao động sản xuất, phong trào luyện tay nghề thi thợ giỏi, phong trào sáng tạo trẻ, tiết kiệm trong sản xuất. Trong đó, điểm nổi bật là phong trào luyện tay nghề thi thợ giỏi.

Các chi đoàn trong Công ty luôn chủ động giúp đỡ lẫn nhau trong việc nâng cao tay nghề thợ cạo bằng cách phân công những ĐVTN là thợ cạo giỏi, chuyên môn tốt, có tay nghề giỏi tư vấn về lý thuyết, hướng dẫn kèm cặp cho những ĐVTN có tay nghề còn thấp. Nhờ đó, so với đầu nhiệm kỳ, tỷ lệ tay nghề giỏi trong ĐVTN đã tăng 3%; 100% ĐVTN tham gia phong trào luyện tay nghề thi thợ giỏi;  tỷ lệ thợ khá-giỏi chiếm 74% số ĐVTN làm nhiệm vụ khai thác. Tại các Hội thi thợ giỏi hàng năm do các cấp tổ chức, phần lớn các giải nhất, nhì, ba từ cấp nông trường đến cấp Công ty, cấp  ngành đều là ĐVTN. Trong 5 năm qua đã có 48 lượt tập thể, 1.635 lượt  ĐVTN, trong đó có hơn 50% ĐVTN  người địa phương về đích trước kế hoạch hàng năm; 254 ĐVTN đạt sản lượng trên 5 tấn/năm. Tiêu biểu trong phong trào này là các đoàn viên: Trần Thị Thủy, Nguyễn Mạnh Tuyền, Trần Văn Dương, Hoàng Đình Dương.

Trong tình hình giá mủ cao su giảm mạnh, đời sống cán bộ, công nhân viên nói chung và ĐVTN công ty nói riêng gặp nhiều khó khăn,  nhiều giải pháp, mô hình hiệu quả đã được triển khai góp phần  tạo điều kiện cho ĐVTN vươn lên làm giàu chính đáng. Đoàn Thanh niên Công ty  đã vận động ĐVTN phát triển kinh tế gia đình với nhiều mô hình như trồng cà phê, hồ tiêu, bời lời; nuôi bò, gia cầm; kinh doanh dịch vụ. Nhờ vậy mà mức thu nhập ngoài lương của ĐVTN trong Công ty đạt bình quân 25-30 triệu đồng/năm. Cá biệt, có những đoàn viên thu nhập đạt 100-150 triệu đồng/năm như Siu Một, Rơ Châm Vanh, Rơ Châm Bunh A, Rơ Châm Chuy, Phạm Đình Dương. Bên cạnh đó, Đoàn Thanh niên Công ty đã vận động ĐVTN đăng ký trồng xen cây ngắn ngày và cây keo, bời lời, chuối, bơ, bắp và nghệ trong hơn 150 ha vườn cao su tái canh và khai thác cơ bản. Việc làm này đã giúp ĐVTN nâng cao thu nhập, ổn định đời sống...

Từ thực tế phong trào đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp đã huy động được nguồn lực trong thanh niên, phát huy tình thần xung kích của tuổi trẻ, giúp tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn, nâng cao thu nhập cho ĐVTN. Bên cạnh đó, việc xây dựng, đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên, tham gia tích cực các hoạt động tình nguyện đã góp phần thể hiện vai trò, tiếng nói của tuổi trẻ Công ty. Các mô hình phát triển kinh tế gia đình được nhân rộng giúp nhiều ĐVTN vươn lên làm giàu chính đáng; nhiều tấm gương thanh niên tiêu biểu được tuyên dương đã tạo sức lan tỏa các phong trào thi đua.

Hà Đức

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.