Chàng trai 'hô biến' dây đồng thành bonsai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Qua bàn tay của anh Trịnh Trần Ngọc Anh, 36 tuổi, ngụ TP.Sa Đéc, Đồng Tháp những cộng dây đồng khô cứng đã trở thành một cây bonsai uyển chuyển và mềm mại.

 Cây bonsai bằng dây đồng do anh Ngọc Anh sáng tạo - Ảnh: Tấn Đạt
Cây bonsai bằng dây đồng do anh Ngọc Anh sáng tạo - Ảnh: Tấn Đạt



Chúng tôi đến nhà anh Trình Trần Ngọc Anh vào một buổi chiều. Ngôi nhà nhỏ, có phần chật chội vì phải để dành không gian trưng bày các mặt hàng bonsai từ dây đồng. Từ cây màu tím, đến cây màu đỏ, rồi hai màu phối lại với nhau, đến những sợ dây đồng uốn lượn điêu luyện nhìn rất nghệ thuật và có hồn, nếu nhìn từ xa chẳng khác gì một cây bonsai thật.
 

Anh Trịnh Trần Ngọc Anh, 36 tuổi khởi nghiệp từ dây đồng - Ảnh: Tấn Đạt
Anh Trịnh Trần Ngọc Anh, 36 tuổi khởi nghiệp từ dây đồng - Ảnh: Tấn Đạt
Sản phẩm nhỏ thấp nhất có giá từ 100.000 đồng... - Ảnh: Tấn Đạt
Sản phẩm nhỏ thấp nhất có giá từ 100.000 đồng... - Ảnh: Tấn Đạt




Từ nhỏ anh Trịnh Trần Ngọc Anh đã theo cha đi sửa cây cảnh. Từ tình yêu sẵn có, cộng thêm tính siêng năng, ham học hỏi, anh nhanh chóng nắm bắt những kiến thức về cách tạo dáng, phá thế để tạo hồn cho cây. Năm 2017, nhận thấy tiềm năng du lịch thành phố phát triển, du khách đến làng hoa đều mong muốn có một món quà ý nghĩa mang về. Thế là anh bắt tay mày mò, nghiên cứu cách tạo ra những cây bonsai bằng kim loại để bán cho khách du lịch.

 

... cho đến 1 triệu đồng - Ảnh: Tấn Đạt
... cho đến 1 triệu đồng - Ảnh: Tấn Đạt




Giá trị tác phẩm chính là cái hồn

Anh Ngọc Anh cho biết lúc bắt đầu mình làm bằng dây kim tuyến, dây nhôm, sau này mới tìm ra nguyên liệu dây đồng. Để làm một cây bonsai bằng dây đồng thì khâu nào cũng khó, nhưng khó nhất là khâu định hình cây. Phải làm sao để bện các dây đồng vào nhau thật cứng nhưng thành phẩm phải toát lên dáng vẻ mềm mại tự nhiên. Một cây bonsai đẹp thì không chỉ ở màu sắc mà còn phải có hồn, mang trong mình một ý nghĩa. Đồng thời, phải đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật từ bộ đế, thân cây, cành cây...

Anh Ngọc Anh nhấn mạnh giá trị của tác phẩm chính là cái hồn. “Cái hồn của cây do người nhìn cảm nhận, thật sự đôi khi mình nhìn tác phẩm đó đẹp nhưng đối với người khác chưa chắc đã đẹp. Bất kỳ môn nghệ thuật nào cũng vậy, đẹp hay không là khi người khác nhìn vào sẽ cảm nhận được một cái gì đó trong tác phẩm”, Ngọc Anh tâm sự.


 

 
 Những cây bonsai do anh Ngọc Anh sáng tạo - Ảnh: Tấn Đạt
Những cây bonsai do anh Ngọc Anh sáng tạo - Ảnh: Tấn Đạt




Cũng theo anh Ngọc Anh, một sản phẩm mất từ vài giờ đến vài ngày, thậm chí là nửa tháng với những cây có kích thước lớn hơn. Theo đó, giá sản phẩm có thể dao động từ vài trăm cho đến vài triệu đồng.

Những ngày cận tết, sức mua của người dân tăng cao, anh và một thợ phụ làm không đủ cung ứng thị trường. Tuy nhiên, không vì kinh tế mà anh chạy theo số lượng. Nếu cảm thấy không làm kịp thì anh không nhận. Từ tình yêu bonsai, anh Ngọc Anh đã đem lại nguồn kinh tế ổn định cho chính mình và đưa hồn hoa của thành phố chạm đến lòng du khách thập phương.

 

Theo Tấn Đạt (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp 'không đụng hàng'

Khởi nghiệp 'không đụng hàng'

Từ những thực vật hoang dại, nhưng với sự sáng tạo và bàn tay khéo léo, nhiều startup đã cho ra đời những sản phẩm bất ngờ. Không chỉ nâng tầm giá trị tài nguyên sẵn có, họ còn tạo cơ hội đưa sản phẩm vươn xa.

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.