Chàng thủ khoa đạt học bổng trong suốt 8 học kỳ trị giá hơn 150 triệu đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Để ba, mẹ đỡ lo về chi phí học đại học nên Lê Văn Thắng, vừa tốt nghiệp thủ khoa ngành kinh tế phát triển, Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia HN), đã nỗ lực trong học tập, tham gia các hoạt động phong trào... để đủ điều kiện nhận được học bổng khuyến khích trong suốt 8 học kỳ trị giá hơn 150 triệu đồng.

Ngay từ nhỏ, khi thấy hình ảnh ba, mẹ phải vất vả lấm lem bùn đất trên những cánh đồng, Thắng đã tự nhủ với bản thân sẽ học thật giỏi. Yêu thích và khá nhạy bén với các vấn đề về xu hướng kinh doanh nên Thắng đã lựa chọn ngành kinh tế phát triển. Ngay từ những ngày đầu bước vào giảng đường, Thắng đã tập trung hết khả năng học tập, nghiên cứu, rèn luyện để nhận học bổng đỡ đần cho ba, mẹ.

“Ba, mẹ mình làm nông, chị gái là công nhân, thu nhập chỉ đủ sống. Nếu lo thêm chi phí học tập cho mình nữa thì rất vất vả”, Thắng chia sẻ.

Thắng là thủ khoa ngành kinh tế phát triển, Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội). ẢNH NVCC

Thắng là thủ khoa ngành kinh tế phát triển, Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội). ẢNH NVCC

Thắng cho biết thời gian rất quý giá, nên khi bắt đầu một môn học sẽ tập trung cao độ. Chàng trai này rèn luyện khả năng ghi nhớ và hiểu bài từ trên lớp để không phải học dồn khi sắp thi. “Một học kỳ rất nhiều môn, không thể nào đợi nước tới chân mới nhảy. Mình sẽ lập sơ đồ tư duy, xâu chuỗi kiến thức của những môn có liên quan lại với nhau. Từ đó, khi học kiến thức của môn này, đồng thời cũng sẽ ghi nhớ được nội dung của môn tương đồng”, Thắng chia sẻ.

Trong suốt 8 học kỳ học đại học, Thắng luôn đạt được học bổng. Lần cao nhất là 26 triệu đồng và thấp nhất là 21 triệu đồng, tất cả số tiền học bổng Thắng đều chuyển về quê cho mẹ để dành đóng học phí. Bên cạnh đó, Thắng còn nhận được học bổng ngoài hệ thống như: chương trình học bổng của quỹ quốc tế Nitori (Nhật Bản), học bổng của quỹ IMG “Thắp sáng tài năng Việt” do Công ty CP Đầu tư IMG trao tặng… Cuối năm 2 đại học, Thắng đã đi dạy thêm về toán, kinh tế vi mô… để tự lo cho bản thân trong sinh hoạt hằng ngày mà không cần xin tiền ba, mẹ.

“Mình là con nhà nông, chịu cực đã quen nên khi tự lập ở môi trường mới cũng không phải là vấn đề. Trong chương trình học sẽ có những môn được dạy bằng tiếng Anh như: kinh tế quốc tế, kinh tế phát triển chuyên sâu… nên mình gặp khó khăn khi tiếp nhận lý thuyết. Mình không giỏi tiếng Anh nhưng bù lại bản thân đã rất tập trung, dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu tài liệu, với phương châm cần cù bù thông minh”, Thắng chia sẻ.

Vừa làm thêm, lại tích cực trong các hoạt động phong trào, nghiên cứu khoa học như tham gia kỳ thi Olympics toán học sinh viên, học sinh toàn quốc 2023… nhưng Thắng luôn giữ vững điểm học tập ở mức cao và GPA trong 4 năm đạt 3.78/4.0. Trong buổi lễ tốt nghiệp diễn ra vào ngày 29.7, Thắng đã nhận được bằng khen của Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội vì đạt thành tích xuất sắc khóa học, thủ khoa ngành.

Hiện tại, Thắng thử việc tại một công ty kinh doanh dược phẩm. Tân thủ khoa dự định học cao học để sau này trở thành một giảng viên.

PGS-TS Nguyễn An Thịnh, Trưởng Khoa Kinh tế phát triển, Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) nhận xét: "Thắng là lớp trưởng năng nổ, có khả năng lãnh đạo, kết nối và làm việc nhóm rất tốt. Ngoài học tập tốt, là sinh viên xuất sắc nhất toàn khóa ngành kinh tế phát triển, Thắng còn tích cực tham gia các hoạt động phong trào. Thắng là chủ nhiệm của CLB Olympics toán và phân tích kinh doanh, hỗ trợ nhiều sinh viên của trường tham gia kỳ thi Olympics toán học sinh viên, học sinh toàn quốc…".

Có thể bạn quan tâm

Sẵn sàng bước vào năm học mới

Gia Lai sẵn sàng bước vào năm học mới

(GLO)- Với sự chủ động trong công tác chuẩn bị từ cơ sở vật chất đến huy động học sinh ra lớp, tới thời điểm này, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã sẵn sàng bước vào năm học 2024-2025 cùng quyết tâm thực hiện tốt chủ đề “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”.

Bộ GD&ĐT sẽ 'cởi trói' để giáo viên dạy thêm như thế nào?

Bộ GD&ĐT sẽ 'cởi trói' để giáo viên dạy thêm như thế nào?

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng, việc dạy thêm, học thêm là nhu cầu có thực, chính đáng và Bộ GD&ĐT ra quy định để quản lý những việc đó. Tức là việc học thêm, nếu có, không phải nhằm mục tiêu để đạt được yêu cầu của chương trình. Do đó, việc học thêm là sự tự nguyện của người dân.
Nữ sinh quê Đức Cơ “săn” học bổng 15 ngàn Euro

Nữ sinh quê Đức Cơ “săn” học bổng 15 ngàn Euro

(GLO)- Sinh ra và lớn lên ở huyện biên giới Đức Cơ (tỉnh Gia Lai), nữ sinh Huỳnh Lê Bảo Ngân (Khoa Thiết kế Truyền thông, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh) vừa xuất sắc giành học bổng toàn phần trị giá 15 ngàn Euro từ Viện Công nghệ và Thiết kế Pantheon (Ý).
Đồng hành với học sinh nghèo mùa tựu trường

Đồng hành với học sinh nghèo Gia Lai mùa tựu trường

(GLO)- ​Chuẩn bị mùa tựu trường, nhiều gia đình nghèo ở Gia Lai không khỏi lo lắng để chuẩn bị các khoản tiền mua quần áo, đồ dùng học tập cho con em mình. Vì vậy, sự chung tay, góp sức của các tổ chức, cá nhân tiếp sức cho học sinh đến trường là rất đáng trân trọng.