Chàng thạc sĩ công nghệ làm giàu bằng mô hình trồng rau thủy canh hồi lưu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Anh Phan Nguyên Bic (sinh năm 1986, phường Tân Thành, thành phố Buôn Ma Thuột, Đak Lak) nhận thấy hiện nay người tiêu dùng đang lo ngại về thực phẩm không an toàn, thị trường đang chờ đợi những sản phẩm sạch, tốt cho sức khỏe, anh đã mạnh dạn đầu tư hệ thống trồng rau thủy canh hồi lưu.

Anh Bic bên vườn rau thủy canh. Ảnh: Dạ Yến Thảo
Anh Bic bên vườn rau thủy canh. Ảnh: Dạ Yến Thảo

Anh Phan Nguyên Bic tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Công nghệ sinh học tại Trường Đại học Tây Nguyên. Từ lâu anh ấp ủ ý tưởng làm ra sản nông nghiệp sạch, phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Sau nhiều lần xuống thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) tham quan các mô hình trồng rau thủy canh. Anh Bic nắm được các khâu trong quy trình sản xuất rau sạch, từ thiết kế nhà lưới, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật chăm sóc cho đến việc điều tiết các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đến khi cho ra sản phẩm. Đến tháng 3-2017, anh Bic tiến hành xây dựng mô hình trồng rau thủy canh hồi lưu trong nhà lưới với quy mô 1.500 m2 tại phường Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột (Đak Lak). Do sự chênh lệnh về nhiệt độ, độ ẩm giữa hai vùng khí hậu Đà Lạt và Đak Lak nên khi xây dựng mô hình tại Đak Lak anh Bic gặp không ít khó khăn. Để nhiệt độ trong nhà lưới phù hợp với rau trồng anh Bic đã lắp đặt hệ thống phun sương và làm mát, tự động điều chỉnh nhiệt độ phù hợp  nhất cho quá trình sinh trưởng của cây.

Anh chia sẻ: Trong những chuyến xuống Đà Lạt tham khảo và tìm hiểu, tôi may mắn được tiếp cận với các chuyên gia trồng rau thủy canh đến từ Hà Lan, và trong thời gian đầu xây dựng mô hình chính những chuyên gia này đã giúp đỡ tôi về kỹ thuật chăm sóc rau thủy canh. Nhờ được học hỏi tiếp thu kiến thức của các chuyên gia và mô hình của tỉnh bạn với những trải nghiệm thực tế tại vườn nhà anh Bic đã  áp dụng thành công nhiều phương pháp giúp vườn rau thủy canh thích ứng với khí hậu khô, nóng vùng Tây Nguyên.

Trên cùng diện tích nhà lưới, anh Bic trồng được 24.000 cây rau, gồm 12 loại rau ăn lá khác nhau, các loại rau phổ biến như xà lách, rau muống, cải chân vịt, cải thìa,… Trung bình sau 27-30 ngày trồng (sớm hơn rau trồng trên đất từ 3-5 ngày) là có thể thu hoạch, hàng tháng anh Bic thu 4 tấn rau, với giá bán 30.000 đến 50.000 đồng/kg, trừ chi phí sản xuất và nhân công anh Bic thu lãi gần 100 triệu đồng/tháng. Ngoài ra anh Bic còn tạo việc làm thời vụ cho 7 đến 10 lao động tại địa phương, với thu nhập bình quân 5 triệu/người/tháng.


 

 Vườn rau thủy canh hồi lưu của anh Bic. Ảnh: Dạ Yến Thảo
Vườn rau thủy canh hồi lưu của anh Bic. Ảnh: Dạ Yến Thảo

Mô hình rau sạch của anh Bic được cung cấp cho các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đak Lak. Anh Bic cho biết, trong thời gian tới sẽ tiến hành mở rộng thị trường tiêu thụ, đưa sản phẩm rau sạch của mình vào các hệ thống siêu thị, phục vụ người tiêu dùng trong cả nước. Sản phẩm rau sạch của anh Bic đã được cơ quan chức năng chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap.

Anh sẵn sàng chia sẻ kiến thức về lý thuyết và tình hình thực tế tại vườn rau thủy canh của mình cho những người muốn khởi nghiệp hay phát triển kinh tế bằng mô hình rau thủy canh, đặc biệt là các bạn sinh viên đang theo học các ngành liên quan đến sinh học, nông nghiệp nếu có đam mê và nhu cầu tìm hiểu. Vì rau thủy canh là một sản phẩm nông nghiệp sạch, được trồng trong nhà lưới khép kín, mặt đất được lót bạc, chất dinh dưỡng được hòa tan trong nước để cây hấp thụ nên hoàn toàn không sử dụng các loại thuốc trừ sâu và chất bảo quản thực vật. Trong điều kiện không có sâu bệnh, nguồn dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ, rau sẽ phát triển nhanh và cho năng suất cao.

Dạ Yến Thảo

Có thể bạn quan tâm

Héo hon nghề theo xu hướng

Héo hon nghề theo xu hướng

Nghề sáng tạo nội dung số đang trở thành lựa chọn hàng đầu khi mạng xã hội (MXH) trở thành một phần trong đời sống của nhiều người. Xu hướng chọn nghề kiếm tiền từ MXH là một thực tế, thậm chí mang đến thu nhập “khủng”, tuy nhiên rất khó để đoán được xu hướng MXH sẽ dừng lại ở đâu.

Khởi nghiệp từ cà phê đặc sản

Khởi nghiệp từ cà phê đặc sản

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều nông dân trong tỉnh Gia Lai đã thay đổi tư duy sản xuất, tận dụng lợi thế của địa phương để nâng cao giá trị nông sản. Cơ sở sản xuất cà phê đặc sản Pure coffee (tổ 5, thị trấn Chư Sê) của gia đình anh Nguyễn Tiến Dũng là một ví dụ điển hình.

Nguyễn Văn Thiên: Gương sáng ngành Điện lực

Nguyễn Văn Thiên gương sáng ngành Điện lực

(GLO)- Nhiệt huyết, yêu nghề, trách nhiệm là nhận xét mà các đồng nghiệp và cấp trên dành cho anh Nguyễn Văn Thiên-Công nhân quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp Điện lực Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Anh xứng đáng là gương sáng của ngành Điện lực.

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Người trẻ miền Tây vừa hào hứng vừa trăn trở, kỳ vọng về những bước tiến trong lĩnh vực mình công tác khi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề "Thanh niên VN tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

null