Cần sớm sửa chữa, nâng cấp tuyến đường đi xã biên giới ở Kon Tum

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tuyến đường ĐH 85, nối từ đường Hồ Chí Minh đi hai xã Đăk Môn và Đăk Long (huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) có chiều dài gần 20 km. Vì đây là tuyến đường độc đạo nên lưu lượng phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa, nông sản của người dân trong vùng là rất lớn. Cùng với ảnh hưởng của thiên tai và ít được sửa chữa đã khiến tuyến đường ĐH 85 bị xuống cấp, hư hỏng nặng.

Tuyến đường ĐH 85 (xã Đăk Long, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) bị bong tróc phần lớn lớp nhựa đường và xuất hiện nhiều “ổ voi” gây nguy hiểm cho người và phương tiện khi di chuyển.
Tuyến đường ĐH 85 (xã Đăk Long, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) bị bong tróc phần lớn lớp nhựa đường và xuất hiện nhiều “ổ voi” gây nguy hiểm cho người và phương tiện khi di chuyển.
Qua ghi nhận của phóng viên TTXVN, tuyến đường ĐH 85 đã bị bong tróc phần lớn lớp nhựa đường; mặt đường như một thửa ruộng mới cày với nhiều “ổ trâu”, “ổ voi” gây khó khăn cho việc đi lại của người dân trong vùng, kể cả khi đi bằng xe máy. Nguyên nhân tuyến đường xuống cấp là do ảnh hưởng của mưa bão trong các năm 2020, 2021 và 2022 đã gây sạt lở nghiêm trọng tại nhiều vị trí, gây úng ngập phá vỡ kết cấu nền mặt đường, hệ thống thoát nước bị bồi lấp dẫn đến hư hỏng tại nhiều vị trí.
Anh A Hai (làng Măng Tách, xã Đăk Long, huyện Đăk Glei) chia sẻ, tuyến đường này dễ di chuyển hơn nhưng rất nhiều bụi khi trời nắng. Vào mùa mưa, nhiều “ao nước” bỗng xuất hiện trên mặt đường khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Thời điểm mưa lớn, hàng hóa trong vùng không thể vận chuyển được ra bên ngoài, trẻ em đi học rất nguy hiểm. Đặc biệt vào ban đêm, những trường hợp đau ốm đột xuất rất khó khăn để đến được Trung tâm Y tế điều trị.
Theo thống kê, tại hai xã Đăk Môn và Đăk Long có gần 13.000 người dân đang sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng sắn, cà phê và bời lời. Giai đoạn cuối năm thường là cao điểm của việc thu hoạch sắn và cà phê. Tuy nhiên, do tuyến đường ĐH 85 quá xấu nên chi phí vận chuyển cao, thương lái thu mua nông sản của người dân với giá thấp hơn thị trường rất nhiều. Trong khi đó, người dân phải mua giá cao hơn thị trường đối với các loại vật tư phục vụ sản xuất, đời sống sinh hoạt.

Tuyến đường ĐH 85 (xã Đăk Long, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) bị bong tróc phần lớn lớp nhựa đường và xuất hiện nhiều “ổ voi” gây nguy hiểm cho người và phương tiện khi di chuyển.
Tuyến đường ĐH 85 (xã Đăk Long, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) bị bong tróc phần lớn lớp nhựa đường và xuất hiện nhiều “ổ voi” gây nguy hiểm cho người và phương tiện khi di chuyển.
Thiếu tá Nguyễn Văn Mạnh (cán bộ Đội Vận động Quần chúng, Đồn Biên phòng Đăk Long) cho biết, tuyến đường ĐH 85 đã hư hỏng nhiều năm nay nhưng chưa được sửa chữa, nâng cấp theo đúng nguyện vọng của người dân. Anh và người dân trong vùng đều mong muốn tỉnh Kon Tum sớm đầu tư sửa chữa tuyến đường này để bà con thuận tiện trong phát triển kinh tế và giao thương.
Theo Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glei, hàng năm, huyện phân bổ khoảng 300 triệu đồng cho Phòng Kinh tế - Hạ tầng và các xã, thị trấn để thực hiện sửa chữa tạm thời các các hư hỏng nền mặt đường trên 5 tuyến huyện lộ từ ĐH 81-85 và các tuyến đường liên xã với tổng chiều dài khoảng 110 km. Với nguồn phân bổ hạn hẹp như hiện tại, việc khắc phục, sửa chữa tuyến đường ĐH 85 chỉ mang tính tạm thời, tuy nhiên về lâu dài cần có nguồn vốn lớn đầu tư sửa chữa, nâng cấp, cải tạo để tạo thuận lợi cho lưu thông của người dân trên địa bàn các xã mà tuyến đi qua.
Hiện, Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glei đã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum phân bổ nguồn vốn để sửa chữa, nâng cấp tuyến đường ĐH 85, đoạn từ ngã ba xã Đăk Môn đến Đồn Biên phòng 673 (xã Đăk Long) với tổng mức đầu tư là 180 tỷ đồng.
Theo Tin, ảnh: Khoa Chương (TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

null