Cái bắt tay giữa "rừng" và "biển"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vượt qua khuôn khổ của một hội nghị kết nối giao thương kinh tế đơn thuần, hội nghị kết nối giao thương giữa 2 tỉnh Gia Lai và Bà Rịa-Vũng Tàu vừa diễn ra tại Gia Lai vào cuối tháng 7-2016 đã mang đến những ý nghĩa lớn lao. Đó không chỉ là cơ hội hợp tác kinh tế mà còn là giao lưu văn hóa vùng miền.

Từ đây, những sản phẩm đặc trương của Gia Lai như: bơ, cà phê, hồ tiêu, trà khô, rau củ… sẽ có mặt trên thị trường Bà Rịa-Vũng Tàu. Ngược lại những sản phẩm thủy-hải sản tươi, đông lạnh; các loại khô mắm, yến tươi, rượu lá nho, cơm gạo lứt… sẽ góp phần đa dạng hàng hóa phục vụ người tiêu dùng Gia Lai.

 

Nhiều hợp đồng đã được ký kết giữa 2 tỉnh Gia Lai và Bà Rịa-Vũng Tàu. Ảnh: L.L
Nhiều hợp đồng đã được ký kết giữa 2 tỉnh Gia Lai và Bà Rịa-Vũng Tàu. Ảnh: L.L

Cá lên rừng, bơ xuống biển

Mang đến hội nghị sản phẩm nước mắm đặc trưng của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, ông Trần Phước Hiếu-Giám đốc Kinh doanh của Công ty TNHH Nước mắm Thanh Châu kỳ vọng: “Công ty giới thiệu đến thị trường Gia Lai 3 loại nước mắm với độ đạm khác nhau (12, 15 và 45 độ) rất phù hợp với nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng miền núi. Hiện Gia Lai vẫn chưa có nhà phân phối sản phẩm này trên thị trường nên Công ty rất muốn nhân cơ hội này tìm nhà phân phối, bởi đây là một thị trường mới, đầy tiềm năng mà chúng tôi rất muốn tiếp cận”. Còn ông Nguyễn Thành Vinh-đại diện Công ty cổ phần Chế biến Xuất-Nhập khẩu Thủy sản Bà Rịa-Vũng Tàu (Baseafood) giới thiệu: Công ty có thể cung cấp đến thị trường Gia Lai khoảng 300 mặt hàng thủy hải sản, từ sản phẩm khô, đông lạnh, một nắng cho đến cả sản phẩm nướng chín ăn liền… đáp ứng mọi nhu cầu và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

Nếu Gia Lai là thị trường triển vọng của cá và các loại khô, mắm, thì bơ, chuối, rau củ… chính là sản phẩm đang được người tiêu dùng của Bà Rịa-Vũng Tàu chào đón. Bà Trần Thị Mùi-Chủ vựa bơ, rau củ Anh Thư (Gia Lai) phấn khởi: “Sản phẩm bơ, rau củ Gia Lai trưng bày tại hội nghị được rất nhiều đối tác tỉnh bạn đánh giá cao. Tôi tin rằng sẽ chẳng lâu nữa, bơ, rau củ Gia Lai sẽ có mặt tại thị trường Bà Rịa-Vũng Tàu. Riêng mặt hàng bơ, vựa có thể cung cấp khoảng 40 tấn/tháng”. Trong khi đó, đại diện Công ty TNHH Hương Đất An Phú cam kết sẽ cung cấp cho các đối tác Bà Rịa-Vũng Tàu nguồn rau an toàn, được trồng theo quy trình VietGAP với nhiều chủng loại rau củ phong phú như: đậu ve, dưa leo, cà chua, rau cải, mồng tơi, cải bó xôi, xà lách xoong…

Liên kết để xuất khẩu

Với mong muốn có thể liên kết với doanh nghiệp Gia Lai để phát triển xuất khẩu sản phẩm, ông Nguyễn Thành Vinh-đại diện Baseafood kỳ vọng: Gia Lai là một trong những tỉnh nằm trong khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam, vì vậy, Công ty còn mong muốn phối hợp, liên kết với các công ty ở Gia Lai xuất khẩu sang thị trường Lào và Campuchia. Hiện Công ty có 6 xưởng sản xuất, 1 chi nhánh ở TP. Hồ Chí Minh và 1 Công ty chuyên về xuất khẩu cùng hệ thống siêu thị tại Bà Rịa-Vũng Tàu phục vụ khách hàng và du khách. Sản phẩm của Công ty hiện đã có mặt ở một số thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga…

Không chỉ dừng lại ở thị trường nội địa mà còn mong muốn vươn xa xuất khẩu hàng hóa là tâm lý chung của hầu hết các doanh nghiệp tham gia hội nghị, và  doanh nghiệp Gia Lai cũng không ngoại lệ. “Hiện nhóm sản xuất liên kết của chúng tôi có khoảng 30 ha trồng bơ, sầu riêng, xoài và nhiều loại sản phẩm rau, củ. Đặc biệt, mặt hàng khoai tây là thế mạnh của trang trại với năng suất cao, có thể đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Chúng tôi rất mong muốn sự cộng tác với Bà Rịa-Vũng Tàu với ưu điểm gần cảng có lợi thế về xuất khẩu, trước mắt hy vọng hợp tác với đơn vị tiêu thụ ở Vũng Tàu để cung cấp rau sạch”-ông Nguyễn Ngọc Dư-Chủ một trang trại rau củ ở TP. Pleiku chia sẻ.

Theo ông Võ Đông Phương-Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Bà Rịa-Vũng Tàu thì đây là lần đầu tiên đoàn đến Gia Lai, “nhưng những ấn tượng về Gia Lai khiến chúng tôi tin rằng đây là thị trường tốt để phát triển sản phẩm. Đây không chỉ là cơ hội để các doanh nghiệp 2 tỉnh trao đổi kinh nghiệm, hợp tác kinh tế mà còn là dịp thắt chặt mối quan hệ giữa 2 trung tâm nói riêng, 2 tỉnh Gia Lai_Bà Rịa-Vũng Tàu nói chung”-ông Phương kỳ vọng.

Những cam kết mang thủy-hải sản lên “rừng” hay đưa nông sản xuống “biển” và xuất khẩu đi nước ngoài đã góp phần làm nên thành công của hội nghị kết nối giao thương giữa 2 tỉnh Gia Lai và Bà Rịa-Vũng Tàu; mở ra nhiều cơ hội hợp tác phát triển sản xuất và kinh doanh cho các doanh nghiệp cũng như tạo tiền đề phát triển kinh tế-xã hội, thắt chặt tình đoàn kết giữa 2 tỉnh Gia Lai và Bà Rịa-Vũng Tàu.

Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm