Các tỉnh Tây Nguyên chủ động ứng phó trong mùa mưa lũ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 11-7, UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, đã chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều trong mùa mưa lũ năm 2024.

Trong đó, yêu cầu các địa phương tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng hệ thống thủy lợi, đê điều nhằm phát hiện kịp thời những hư hỏng, qua đó có phương án đảm bảo an toàn công trình. Bên cạnh đó, tỉnh chỉ đạo các địa phương cần kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi lấn chiếm, sử dụng đất trái phép gây ảnh hưởng đến an toàn các tuyến đê và khả năng thoát lũ.

Tại tỉnh Gia Lai, để chủ động hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, UBND tỉnh đã yêu cầu các huyện xây dựng và chuẩn bị phương án cứu trợ theo phương châm “4 tại chỗ”; bảo đảm nguồn nhu yếu phẩm để ổn định đời sống Nhân dân trước, trong và sau thiên tai; hướng dẫn nhân dân chủ động gia cố nhà cửa, dự phòng lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các vật dụng thiết yếu khác.

Trong khi đó, tại tỉnh Kon Tum, UBND tỉnh này yêu cầu các địa phương kiểm tra, rà soát các khu dân cư ở nơi không an toàn, ven sông, suối, khu vực có nguy cơ sạt lở, chủ động sơ tán người dân đến nơi an toàn; có phương án bảo đảm hậu cần và các nhu yếu phẩm thiết yếu tại các điểm sơ tán.

Có thể bạn quan tâm

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.