Cả trăm người dân trắng đêm dầm mình trong nước cứu đê ở Đắk Lắk

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phát hiện đê có nguy cơ vỡ, hàng trăm người dân ở huyện Kông Ana, tỉnh Đắk Lắk đã thức trắng, ngâm mình trong nước để cứu đê.
 
Sáng 11/8, hàng trăm người dân với cuốc, xẻng, xe máy cày... vẫn đang đào xới, dầm mình trong nước gia cố lại 2 đoạn đê Quảng Điền (xã Quảng Điền, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk) bị sự cố tràn nước, có nguy cơ vỡ đe dọa gần 1.000 ha lúa.
 
 
Cô Trương Thị Nghĩa (thôn 3, xã Quảng Điền - ở giữa) lau vội giọt mồ hôi trên trán cho hay, từ đêm hôm qua, người dân cả xã thay phiên nhau cuốc đất, xúc đất vào bao để chở ra đê gia cố. Mặc dù mọi người thức trắng đêm nhưng chẳng ai than mệt mỏi, bởi toàn bộ tài sản của người dân đều nằm ngoài ruộng lúa, có nguy cơ bị mất trắng.
 
Mọi người tự động viên nhau cố gắng để cứu đê.
 
Người dân ăn bánh mì chống đói để tiếp tục công việc.
 
Theo tìm hiểu, công trình đê bao Quảng Điền được đưa vào sử dụng từ năm 2014 với tổng vốn đầu tư hơn 300 tỷ đồng.
 
 Công trình chạy dọc dòng sông Krông Ana, đi qua qua địa phận các xã Bình Hòa, Quảng Điền (huyện Krông Ana) và xã Dur Kmăl (huyện Lắk). Tuy nhiên, một số đoạn đê bị hư hỏng với vết nứt kéo dài, kèm theo sụt lún.
 
 
 Những người đàn ông không kể già trẻ, bì bõm lội nước đỡ bao đất đắp các đoạn đê bị tràn nước.
 
Người dân dùng bao đất để chặn bờ đê, ngăn nước chảy vào ruộng.
 
 “Từ đêm qua mọi người thức trắng, dầm mình dưới nước đắp đê. Ai cũng mệt, đói lả nhưng mọi người vẫn cố gắng ăn tạm bánh mì rồi tiếp tục gia cố đê để cứu lúa. Bởi chúng tôi chỉ biết sống bằng nghề trồng lúa. Chúng tôi cứu đê cũng giống như cứu chính gia đình mình”, người đàn ông nói rồi vội nhảy xuống dùng cọc tre đóng ép vào thân đê, ngăn nền đê vỡ.
 
 Khu vực cánh đồng B cũng bị sự cố vỡ đập, người dân đã tạm khắc phục được.
 
 Ông Lê Văn Kiên, Chủ tịch UBND xã Quảng Điền cho biết, cả cánh đồng A và cánh đồng B của xã có gần 1.000 ha lúa nước. Mặc dù từ đêm qua đến trưa nay đã có hàng trăm người gia cố đê Quảng Điền, tuy nhiên hiện có hơn 200 ha lúa của người dân bị nước nhấn chìm.
 
Người dân đành nhắm mắt thu lúa non với hy vọng vớt vát được ít vốn liếng.
An Nhiên (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

null