Cà phê bắp, đậu... sẽ 'chết' do nhiều ông lớn nhảy vào?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nutifood mới đây đã chính thức ra mắt Cà phê sữa đá tươi có sự khác biệt rất lớn so với các sản phẩm cà phê hòa tan đã có mặt trên thị trường.
Nutifood mới đây đã chính thức ra mắt Cà phê sữa đá tươi có sự khác biệt rất lớn so với các sản phẩm cà phê hòa tan đã có mặt trên thị trường.
Nếu trộn với 30% bột bắp, 30% bột đậu... giá chỉ có 7.000 đồng/gói. Trong khi đó 100% cà phê, giá tới 50.000 đồng/gói...
90% cà phê Việt Nam xuất khẩu thô nên thương hiệu cà phê Việt thực sự vẫn chưa có tên trên bản đồ thế giới. Nhằm nâng cao giá trị của hạt cà phê Việt, nhiều doanh nghiệp (DN) tham gia vào thị trường cà phê hòa tan mong muốn tăng giá trị xuất khẩu.
Gần đây nhiều DN mang cà phê “sạch” về cho người tiêu dùng (NTD) trong nước thưởng thức.
Nhiều ông lớn vào cuộc
Mới đây ông lớn trong thị phần cà phê hòa tan là Nescafe đã cho ra mắt cà phê pha phin làm từ 100% cà phê Robusta sạch, nguyên chất.
Phía Nestle cho biết người tiêu dùng Việt với gu cà phê truyền thống vẫn ưa chuộng những ly cà phê pha phin sánh đậm. Bên cạnh đó, NTD ngày càng quan tâm tới yếu tố cà phê sạch, cà phê nguyên chất, đảm bảo sức khỏe.
Theo Nestlé, hiện nay Việt Nam là nhà cung cấp cà phê Robusta số một thế giới. Loại cà phê này được sử dụng để sản xuất ra cà phê hòa tan và Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong thị trường cà phê hạt sử dụng để sản xuất cà phê hòa tan. Việt Nam đáp ứng gần 80% nhu cầu thế giới đối với loại cà phê này. Nestlé đã nhanh chóng tăng thêm dung lượng sản xuất tại các nhà máy ở Việt Nam để tăng cường việc xuất khẩu cà phê.
Là thành viên mới trong thị trường cà phê hòa tan, ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Nutifood, trăn trở Việt Nam xuất khẩu cà phê nhân thứ hai thế giới nhưng giá trị xuất khẩu còn thấp, do chủ yếu xuất khẩu ở dạng nguyên liệu thô. Giá trị chỉ đạt khoảng 2% thị phần cà phê thế giới.
Vì vậy, Nutifood đã mở rộng ra ngành hàng cà phê, khởi đầu là đầu tư vào Nông trường cà phê Phước An đang quản lý sở hữu gần 1.400 ha cây cà phê, được chứng nhận UTZ Certified.
Theo ông Hải, từ nguồn nguyên liệu sạch cùng thế mạnh về R&D, công nghệ chế biến thực phẩm, năng lực của các nhà máy. Với mong muốn gia tăng giá trị cho hạt cà phê Robusta Việt Nam, NutiFood đầu tư nghiên cứu để phát triển thành sản phẩm Nuticafé cafe - Cà phê sữa đá tươi dưới dạng cà phê hòa tan 3 trong 1.
“Việc cho ra đời Nuticafe cũng chính là cơ hội để nâng cao giá trị của hạt cà phê Việt, vinh danh xứng đáng với xuất xứ địa lý cà phê Việt Nam. Mở rộng tìm kiếm thị trường xuất khẩu cũng như nhằm phục vụ NTD trong nước đầy đủ hương vị cà phê với cách pha chế đơn giản”,  ông Hải nói.
Chủ tịch HĐQT Nutifood cũng bày tỏ khi bắt đầu dấn thân vào lĩnh vực cà phê, NutiFood chia sẻ khát vọng muốn nâng giá trị hạt cà phê Việt Nam bằng con đường chuyển từ xuất khẩu thô sang tinh. Với sản phẩm Nuticafé, cà phê sữa đá tươi NutiFood không chỉ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước mà còn muốn tìm thị trường để xuất khẩu sản phẩm này ra thế giới.
Cùng trăn trở trên ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐTV Công ty Cổ phần Phúc Sinh được mệnh danh là “vua hồ tiêu” cũng cho rằng có tới 90% cà phê Việt Nam xuất khẩu thô nên thương hiệu cà phê Việt thực sự vẫn chưa có tên trên bản đồ thế giới.
Tại thị trường trong nước, NTD đối mặt hàng với cà phê trộn phụ gia, uống ly cà phê nhưng không phải chỉ cà phê nguyên chất. Trong khi các loại hàng “xịn” nhất được DN gom bán ra nước ngoài. Không chỉ vậy mỗi năm Việt Nam phải nhập khoảng 60.000 tấn cà phê đã qua chế biến từ Brazil, Mỹ, Trung Quốc...
“Chúng tôi nói không với bột bắp, bột đậu… vào cà phê của mình dù như vậy làm giá sản phẩm sẽ tăng lên gấp bội. Nếu trộn với 30% bột bắp, 30% bột đậu giá chỉ khoảng 7.000 đồng/gói. Trong khi đó 100% cà phê, giá của chúng tôi lên tới 50.000 đồng/gói. Do đó, việc mang cà phê chuẩn quốc tế UTZ, BRC xuất khẩu về lại phục vụ NTD trong nước cực kỳ không đơn giản. Đó là cân bằng chất lượng, giá cả, khẩu vị" - ông Thông kể. Theo ông Thông, cà phê hòa tan tăng trưởng 13% năm là thị trường lớn đầy thách thức.
Cùng quay lại thị trường nội địa, dòng sản phẩm cà phê rang xay và hòa tan của King Coffee lần đầu tiên có mặt tại thị trường Mỹ vào cuối năm 2016. Đến nay cuối năm 2017, King Coffee về Việt Nam.
90% cà phê Việt Nam xuất khẩu thô nên thương hiệu cà phê Việt thực sự vẫn chưa có tên trên bản đồ thế giới. Ảnh minh họa
90% cà phê Việt Nam xuất khẩu thô nên thương hiệu cà phê Việt thực sự vẫn chưa có tên trên bản đồ thế giới. Ảnh minh họa
Nâng cao giá trị gốc của cà phê Việt Nam
Theo TS Trần Du Lịch, Việt Nam chỉ là xuất khẩu thô, giá trị gia tăng thấp và người trồng cà phê luôn luôn chịu rủi ro về giá cả và tỉ giá trên thị trường thế giới. Muốn khắc phục tình trạng này, phải thay đổi phương thức theo hướng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, mà vai trò nòng cốt là DN. Nhất là gắn phát triển nông nghiệp với ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
TS Trần Quang Thắng, Viện trưởng Viện Kinh tế và quản lý TP.HCM, cho biết Việt Nam sản xuất hai loại cà phê hòa tan gồm cà phê bột phun rang và cà phê hòa tan đông cô. Cà phê hòa tan đông cô được pha chế hoàn toàn hoặc chủ yếu từ Arabica và đôi khi từ một nguồn gốc duy nhất được bán trên thị trường trong lĩnh vực này.
“Một số DN nếu chủ động được nguồn nhập cà phê Arabica với giá tốt và có một công thức pha chế độc đáo riêng của mình sẽ tìm được thị trường tiêu thụ tại Việt Nam. Vì nhu cầu thưởng thức cà phê thật, hương vị đặc sắc, giá phải chăng vẫn chưa bảo hòa cho tới hiện tại”, ông Thắng cho hay.
Chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang cho biết room của tăng trưởng cà phê hiện đang nằm ở thị trường xuất khẩu. Do đó, dòng chảy cạnh tranh hai chiều cũng rất lành mạnh, giúp NTD cởi mở trong nhu cầu.
Đồng thời DN vừa và nhỏ trong nước học hỏi được những ý tưởng sản phẩm và chuẩn mực chất lượng quốc tế... Sự so sánh từ NTD cũng giúp nâng cao giá trị “gốc” của cà phê Việt Nam, từ đó cà phê sẽ đồng hành nâng đỡ các sản phẩm đồ uống chế biến của Việt Nam khác phát triển. Nói chung cạnh tranh cà phê đã nâng lên tầm và quy mô quốc tế và cơ hội cũng phát sinh từ đó. 
1 tỉ USD
Theo VICOFA, tám tháng đầu năm 2018 cả nước xuất khẩu trên dưới 1,1 triệu tấn cà phê với kim ngạch 2,3 tỉ USD, trong đó cà phê hòa tan và rang xay: 89.000 tấn. Giá cà phê hiện nay quá thấp so với giá cùng kỳ năm 2017, gần sát giá thành của người nông dân.

Ngành cà phê Việt Nam đang quyết tâm gia tăng kim ngạch xuất khẩu và tiêu dùng nội địa cà phê chế biến sâu đạt trên 1 tỉ USD, chiếm 25% tổng giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến cà phê vào năm 2030

Tú Uyên (PLO)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai đạt 141 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý III năm nay, thấp hơn cùng kỳ 12%; lỗ ròng 182 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 199 tỷ đồng. Như vậy, quý III năm nay là quý thua lỗ thứ 14 liên tiếp của doanh nghiệp này.

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Tổng Công ty CP Bia rượu Nước Giải Khát Sài Gòn sẽ chi hơn 830 tỷ đồng để mua công khai hơn 37,8 triệu cổ phiếu SBB của Công ty CP Tập đoàn Bia Sài Gòn - Bình Tây và chi hơn 100 tỷ đồng để mua hơn 2 triệu cổ phiếu WSB của Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây.