Bốc thăm vào… mầm non

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thủ đô chưa từng có, nhiều địa phương chưa từng có, thậm chí cả thế giới này có khi cũng cũng chưa từng có. Chúng ta đang nói chuyện “bốc thăm” để được vào... mầm non ở phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội).

Hình ảnh một lễ khai giảng ở Hoàng Liệt, nơi có hơn 80 toà chung cư và hơn 8,5 vạn dân chen nhau sống trong chưa đầy 5km2. Ảnh: VNE
Hình ảnh một lễ khai giảng ở Hoàng Liệt, nơi có hơn 80 toà chung cư và hơn 8,5 vạn dân chen nhau sống trong chưa đầy 5km2. Ảnh: VNE
“Trong tình huống cuối cùng sẽ phải tổ chức bốc thăm... để đảm bảo công bằng, minh bạch” - phương án được bà Trương Thu Hà - Phó Trưởng Phòng Giáo dục và đào tạo quận Hoàng Mai thông tin trong một buổi họp báo về việc cho việc trẻ em vào trường mầm non Hoàng Liệt.
Hẳn một buổi họp báo; về việc cho học sinh vào mầm non của một trường cấp phường. Và biện pháp khả dĩ cuối cùng là... bốc thăm... phó mặc cho may rủi.
Nhưng đối với địa phương, thật đáng thông cảm. Họ đã nỗ lực hết mình. Họ chẳng còn cách nào khác. Họ cũng là nạn nhân như... người dân.
Bởi trong số 8.100 trẻ em trong độ tuổi mầm non ở Hoàng Liệt, có hơn 6.600 trẻ ở độ tuổi mầm non- từ 2-5 tuổi. Trong khi đó, với duy nhất 1 trường mầm non công lập, Hoàng Liệt chỉ có thể tuyển 559 trẻ độ tuổi từ 3 - 5. Và 333 trẻ/713 hồ sơ đối với trẻ 3-4 tuổi.
Rất cảm động với cam kết của chính quyền, rằng sẽ mở thêm 13 lớp giáo lớn để cố gắng tuyển hết 100% các em 5 tuổi, để “phổ cập giáo dục mầm non” và vì đây là độ tuổi chuyển cấp 1.
Nhưng Hoàng Liệt cũng chính là một hậu quả của quy hoạch ở Thủ đô.
Còn nhớ trước khi từ xã lên phường, Hoàng Liệt gần như thuần nông với chỉ khoảng 4.500 hộ, 14.000 dân. Nhưng chỉ trong 5 năm đô thị hoá, tới 2015, dân số Hoàng Liệt tăng đột biến với khoảng 8.500 hộ, tổng dân số 32.000 người, tăng gần gấp 5 lần.
Và đến giờ, với hơn 80 toà chung cư mọc lên với tốc độ tên lửa, 85.000 dân chen chúc trong địa bàn mà diện tích tự nhiên chỉ 4,89 km² với mật độ 17.382 người/km².
Và mỗi năm, lại có thêm 2.000 công dân mới chào đời.
Hoàng Liệt từng quá tải xin dấu xác nhận F0 hoàn thành cách ly.
Tháng 3 năm ngoái, chúng ta chắc chưa quên những giọt nước mắt của chị Nguyễn Thị Yến- Trạm phó Trạm Y tế phường trước sức ép tiếp gần 2.000 dân/ngày.
Hoàng Liệt, quá tải đến mức 11 nhân viên y tế phường đang phải chăm lo sức khoẻ cho hơn 8,5 vạn dân. Quá tải đến độ một cảnh sát khu vực ở đây từng phải quản lý 2.300 hộ dân, tương đương 7.600 nhân khẩu, gấp 3-4 lần mức bình quân.
Còn học sinh thì gối đầu, chia ca để học. Học luôn cả vào thứ 7, chủ nhật. Và giờ, đến mầm non cũng phải bốc thăm để được học.
Chuyện Hoàng Liệt hôm nay phải là một thất bại, một sai lầm trong quy hoạch đô thị. Bởi chỉ có nhìn thẳng vào sự thật và dũng cảm sửa sai thì mới tránh được những Hoàng Liệt kế tiếp.
Theo Đào Tuấn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...