Bộ TN và MT lên tiếng vụ phóng viên VTV bị đánh dã man

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ TN&MT có công văn gửi đến UBND tỉnh Kon Tum về việc phối hợp quản lý khoáng sản trên địa bản tỉnh này. Công văn này đề cập đến vụ nhà báo Hoàng Đình Chiểu (59 tuổi, phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam - VTV, thường trú tại Kon Tum) khi báo tin có vụ khai thác đất trái phép đến chính quyền phường Ngô Mây (TP Kon Tum, Kon Tum) thì ngay sau đó bị 2 đối tượng hành hung.
 
Nhà báo Hoàng Đình Chiểu
Ngày 9/5, nguồn tin của Tiền Phong cho biết, UBND tỉnh Kon Tum đã nhận được công văn số 2091/BTNMT-ĐCKS của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phối hợp công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Công văn này xét theo báo cáo của Tổng Cục địa chất và Khoáng sản Việt Nam về tình trạng khai thác khoáng sản đất sét trái phép tại thôn Thanh Trung (phường Ngô Mây, TP Kon Tum). 
Theo đó, để tăng cường sự phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, Bộ TN&MT đề nghị UBND tỉnh Kon Tum tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương liên quan xem xét, xử lý nghiêm các tổ chức, các nhân vi phạm pháp luật về khoáng sản và pháp luật liên quan trong hoạt động thăm dò, khai thác đất sét tại thôn Thanh Trung, (phường Ngô Mây), trong đó có việc nhà báo Hoàng Đình Chiểu bị hành hung; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo qui định của pháp luật.
Chỉ đạo Sở TN&MT, các cơ quan chức năng liên quan rà soát các qui hoạch khoáng sản, bảo đảm vùng nguyên liệu đất sét phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tại phường Ngô Mây, cũng như trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Thực hiện tốt phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đã được UBND tỉnh phê duyệt.
 
Nhà Nhà báo Hoàng Đình Chiểu báo tin đến chính quyền phường Ngô Mây có vụ khai thác đất trái phép...
 
...và ngay sau đó bị 2 đối tượng cầm đá truy sát, hành hung dã man.
Là phóng viên VTV lâu năm phụ trách địa bàn tỉnh Kon Tum, tối ngày 26/1, nhà báo Hoàng Đình Chiểu nhận được tin báo của người dân tại phường Ngô Mây (thành phố Kon Tum) có vụ khai thác đất trái phép. Ông đã điện thoại cho Chủ tịch UBND phường Ngô Mây đề nghị kiểm tra. Một lúc sau, nhà báo nhận điện thoại từ người lạ về vụ việc trên, đề nghị gặp  để "nói chuyện" nhưng ông từ chối.
Khoảng 7h40 sáng 27/1, nhà báo Hoàng Đình Chiểu cùng gia đình ăn sáng ở đường Hồ Quý Ly (TP Kon Tum) thì 2 thanh niên lao vào hành hung, đấm đá ông dã man. Khi nhà báo Hoàng Đình Chiểu bỏ chạy, các đối tượng tiếp tục vác đá lớn ném theo.
Hậu quả, nhà báo Hoàng Đình Chiểu bị đánh sưng vù mắt phải, chấn thương phần mũi, cùng nhiều vết thâm tím trên người. Tỉ lệ tổn thương cơ thể tại thời điểm giám định là 7%. Luật sư Tạ Quang Tòng (Ủy viên Ủy ban Bảo vệ quyền lợi luật sư thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Phó Chủ nhiệm đoàn luật sư tỉnh Đắk Lắk) phân tích: Tính chất vụ việc này không chỉ đơn giản là hành vi gây thương tích. Mà hành vi này còn đe doạ, trấn áp, nhằm mục đích thực hiện một vụ việc khác có thể nghiêm trọng hơn. Cần phải xử lý nghiêm.
Bước đầu cơ quan điều tra xác định đối tượng Đỗ Quốc Doãn (30 tuổi, trú tại xã Hòa Bình, TP. Kon Tum) là người đã trực tiếp đánh nhà báo Hoàng Đình Chiểu. 
Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cũng đã yêu cầu Chủ tịch UBND thành phố Kon Tum xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép tại thôn Thanh Trung, phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum theo đúng qui định của pháp luật; tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm quản lý của tập thê, cá nhân có liên quan để xảy ra hoạt động khai thác trái phép; phợp với các đơn vị làm rõ việc có hay không việc Công ty TNHH Hoà Nghĩa lợi dụng giấy phép thăm dò để khai thác khoáng sản trái pháp luật và trách nhiệm của doanh nghiệp này trong việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong diện tích đất đang sử dụng.
Tiền Lê (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

null