Bỏ học đại học, đôi tình nhân xuống Bạc Liêu nuôi thứ tôm sú vạn người mê, khu rừng ngập mặn bỗng xôn xao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bỏ học đại học giữa chừng, một 9X quê Kiên Giang cùng bạn gái đã chọn một cánh rừng ngập mặn heo hút ở xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu để khởi nghiệp, với mô hình làm du lịch sinh thái được cho là không giống ai.
Đôi tình nhân dắt tay về rừng ngập mặn
Người mà chúng tôi nhắc đến là anh Bùi Quốc Dương (SN 1991, quê ở huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang). Xuất phát từ mong muốn thúc đẩy những quy trình nuôi trồng thủy sản sạch, anh Dương đã xây dựng mô hình du lịch kết hợp tham quan, bảo tồn tài nguyên rừng ngập mặn, trong đó có nuôi tôm sú theo cách khác người.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Dương cho biết: "Tôi luôn ấp ủ ý tưởng xây dựng một mô hình du lịch sinh thái để quảng bá thủy sản của quê mình. Và tôi chọn vùng đất Bạc Liêu để khởi đầu".
Vào năm 2017, khi đang là sinh viên năm cuối ngành Công nghệ hóa học trường Đại học Cần Thơ, anh Dương quyết định bỏ học và đeo đuổi đam mê của mình.
Theo anh Dương, anh chọn rừng phòng hộ để phát triển du lịch bởi vì nơi đó có không gian xanh để mọi người trải nghiệm cảm giác tự tại, thư thái.
Bên cạnh đó anh cũng mong muốn để nhiều người dân phát triển mô hình, bảo vệ rừng ngập mặn; vừa phát triển kinh tế bằng việc nuôi tôm, nuôi cua theo hướng thuận tự nhiên dưới tán rừng.

Cánh rừng ngập mặn ở Bạc Liêu-nơi heo hút ngày nào, được vợ chồng anh Dương dày công xây dựng thành khu du lịch hấp dẫn tại xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: M.A.
Cánh rừng ngập mặn ở Bạc Liêu-nơi heo hút ngày nào, được vợ chồng anh Dương dày công xây dựng thành khu du lịch hấp dẫn tại xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: M.A
 
Thời gian đầu, anh Dương vừa nuôi thủy sản vừa xây dựng những tiểu cảnh đầu tiên. Ảnh: M.A
Thời gian đầu, anh Dương vừa nuôi thủy sản vừa xây dựng những tiểu cảnh đầu tiên. Ảnh: M.A
Anh Dương kể: "Thời điểm đó, gia đình và bạn bè khá e ngại với quyết định của tôi, bởi còn quá nhiều khó khăn phía trước. Nhưng tôi vẫn quyết tâm làm từ 2 bàn tay trắng và số vốn khoảng 100 triệu đồng vay mượn được. May mắn lớn nhất của tôi là nhận được sự đồng hành, hỗ trợ rất nhiều của bạn gái nay là vợ tôi".

 
Du khách tham quan tại Nông trại tôm khỏe. Ảnh: M.A
Du khách tham quan tại Nông trại tôm khỏe. Ảnh: M.A
Lập nghiệp nơi xứ người, không quen biết ai, thời gian đầu, anh Dương và vợ là chị Lưu Kiều Diễm (SN 1992, quê Hậu Giang) phải tự tay làm hết mọi việc từ tìm nơi thuê đất, dựng nhà đến làm đường đi.
"Lúc đó rất khó khăn, mới đến chỗ lạ tôi phải tìm hiểu, học hỏi khá nhiều. Hai vợ chồng lúc đó phải dựng căn chòi tiền chế 4m2 để xây dựng mô hình du lịch sinh thái", anh Dương bộc bạch.
Nuôi tôm sú thuận tự nhiên, con nào cũng to bự, tươi roi rói, khách thấy là mê tít
Ở thời gian đầu, do không phải dân bản địa, chưa hiểu hết được thổ nhưỡng khí hậu nên trong quá trình thử nghiệm anh Dương đã không ít lần mắc phải sai lầm. Dẫu được cho là mơ mộng khi định phát triển du lịch sinh thái tại vùng đất ngập mặn heo hút, anh Dương quyết không bỏ cuộc.
Chính sự kiên trì và quyết tâm của mình, sau hơn 1 năm gầy dựng, năm 2018, nông trại Tôm Khỏe của vợ chồng anh Dương chính thức đón những vị khách đầu tiên. 
Đây là mô hình du lịch sinh thái kết hợp với tài nguyên sẵn có từ tán rừng ngập mặn, cùng nguồn hải sản tự nhiên dồi dào.
Theo anh Dương, ở thời gian đầu anh vừa nuôi thủy sản vừa xây dựng các tiểu cảnh, đó là những viên gạch đầu tiên cho "công trình mơ ước" của vợ chồng anh. Khi đã định hình được khu du lịch, anh mời bạn bè đến tham quan, góp ý.

 
Anh Dương mong muốn phát triển du lịch gắn với giữ gìn thiên nhiên, trong đó có mô hình nuôi tôm sú thuận tự nhiên tại xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: M.A
Anh Dương mong muốn phát triển du lịch gắn với giữ gìn thiên nhiên, trong đó có mô hình nuôi tôm sú thuận tự nhiên tại xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: M.A
Từ căn nhà dã chiến được che tạm bợ từ những tấm lá dừa nước và tre, cùng vài chiếc bè đủ để một gia đình hay nhóm bạn chèo sâu vào trong rừng ăn uống và ca hát. Sau 3 năm, giờ đây nông trại của anh Dương có thể cùng lúc đón vài trăm lượt khách mỗi ngày.

Theo anh Dương, tôm sú nuôi dưới tán rừng có chất lượng thịt vượt trội, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. Ảnh: M.A
Theo anh Dương, tôm sú nuôi dưới tán rừng có chất lượng thịt vượt trội, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. Ảnh: M.A
Khách đến nông trại mỗi nhóm sẽ được phát một chiếc bè để dạo một vòng trong rừng ngập mặn. Chỗ nào mát thì du khách có thể dừng lại để nghỉ ngơi ăn uống, ngắm cảnh đẹp tự nhiên. 
Ngoài ra, các bạn trẻ đến đây còn có thể tự tay câu cá, hay mò tôm sú nuôi thuận tự nhiên dưới tán rừng rồi được chế biến ngay tại chỗ.

 
Ở giữa cánh rừng ngập mặn heo hút, vợ chồng anh Dương vẫn miệt mài với ý tưởng của mình, trong đó điều khiến nhiều du khách mê tít là mô hình nuôi tôm sú toàn con to, bự theo hướng thuận tự nhiên dưới tán rừng ngập mặn. Ảnh: M.A
Ở giữa cánh rừng ngập mặn heo hút, vợ chồng anh Dương vẫn miệt mài với ý tưởng của mình, trong đó điều khiến nhiều du khách mê tít là mô hình nuôi tôm sú toàn con to, bự theo hướng thuận tự nhiên dưới tán rừng ngập mặn. Ảnh: M.A
Anh Phan Trần Xuân Hoàng (ngụ TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), cho hay: "Khi đến đây tôi khá bất ngờ với mô hình du lịch sinh thái này. Cảm giác chèo bè xung quanh là nước và có nhiều cây đước thật mới lạ".

Những trải nghiệm dân dã ở Nông trại tôm khỏe khiến du khách thấy thú vị, trong đó có việc bắt tôm sú, chế biến tôm sú tại xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: M.A
Những trải nghiệm dân dã ở Nông trại tôm khỏe khiến du khách thấy thú vị, trong đó có việc bắt tôm sú, chế biến tôm sú tại xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: M.A
Em Trần Thị Tường Mi (ngụ TP.Bạc Liêu) thì cho hay: "Em thích ngồi trên bè cùng gia đình ăn uống nói chuyện với nhau. Về đây chúng em được hòa mình với thiên nhiên, sông nước thật thoải mái".
Theo anh Dương, định hướng trong mô hình của anh là phát triển luôn phải gắn liền với hệ sinh thái tự nhiên, tránh gây tác động tiêu cực đến thiên nhiên.
"Nuôi tôm sú trong tán rừng ngập mặn giúp cho môi trường càng sạch hơn. Do khi trồng rừng, tán cây nhiều sẽ giúp lọc sạch nước, nguồn thủy sản nuôi, trong đó có tôm sú không lạm dụng kháng sinh hóa chất. Con tôm sú khỏe mạnh và cho ra chất lượng thịt cao", anh Dương chia sẻ.
Hòa mình cùng thiên nhiên, ngâm mình dưới vuông để biết cảm giác cực nhọc của nhà nông, một trải nghiệm đắt giá cho những người trẻ thành thị. Đây là kiểu du lịch vừa gần gũi, thân quen nhưng lại mang đến mọi người những trải nghiệm thú vị.
Bảo vệ môi trường là cách mà đôi vợ chồng trẻ này chọn để vừa song hành phát triển kinh tế du lịch nhưng gắn liền với trách nhiệm bảo vệ môi trường. Có thể họ sẽ còn nhiều khó khăn, nhưng nhìn vào nỗ lực của họ nhiều người tin rằng mô hình du lịch sinh thái sẽ phát triển bền vững ở xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu.
Theo Chúc Ly - Mai Anh (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp 'không đụng hàng'

Khởi nghiệp 'không đụng hàng'

Từ những thực vật hoang dại, nhưng với sự sáng tạo và bàn tay khéo léo, nhiều startup đã cho ra đời những sản phẩm bất ngờ. Không chỉ nâng tầm giá trị tài nguyên sẵn có, họ còn tạo cơ hội đưa sản phẩm vươn xa.

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.