(GLO)- Mới đây, ông Võ Phúc Ánh-Phó Chủ tịch UBND TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã ký Văn bản số 710/UBND-TNMT yêu cầu UBND xã Chư Á chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức cưỡng chế, phá dỡ “biệt phủ” xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại địa bàn.
(GLO)- Ngang nhiên xây dựng các công trình nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp với diện tích hàng ngàn mét vuông, 2 cá nhân tại xã Chư Á và xã Gào (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã bị xử lý vi phạm hành chính và buộc tháo dỡ công trình.
(GLO)- Theo nguồn tin riêng của Báo Gia Lai, sau khi nhận được phản ánh của người dân, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP. Pleiku Đỗ Việt Hưng, vào lúc 10 giờ ngày 9-9, đại diện lãnh đạo Phòng Quản lý đô thị, Tài nguyên và Môi trường và lãnh đạo, lực lượng Công an xã Chư Á đã tiến hành kiểm tra “biệt phủ“ xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại xã Chư Á.
Đại biểu Quốc hội Đinh Duy Vượt cho rằng, việc xuất hiện nhiều tỷ phú, triệu phú, địa phú từ đất, đồng thời có nhiều cán bộ có biệt phủ, xe sang, rất giàu, giàu nhanh bất thường, thậm chí sự nghiệp lên từ đất,… càng tăng thêm sự hoài nghi của nhân dân.
Mặc dù hàng loạt công trình sai phạm trên vịnh Bái tử Long đã nhiều lần được UBND huyện Vân Đồn cùng các sở ban ngành của tỉnh Quảng Ninh tống đạt quyết định xử phạt. Tuy vậy, không những không chấp hành, các cá nhân, doanh nghiệp còn cố tình xây dựng thêm nhiều công trình vi phạm để chờ hợp thức hóa.
Vụ “biệt phủ“ của vị nguyên Chủ tịch UBND một huyện nghèo, giáp biên giới của tỉnh Đắk Lắk sử dụng tới hàng trăm mét khối gỗ không có hồ sơ chứng minh hợp pháp, tỉnh đã đề nghị Công an vào cuộc điều tra.
Ngôi nhà được làm hoàn toàn bằng gỗ lim theo lối nhà cổ truyền Bắc bộ, rộng khoảng 150m2 với đầy đủ cảnh điền viên, ao nước, sân vườn… và phải mất gần 2 năm để hoàn thiện. Đây cũng là căn nhà điển hình cho lối kiến trúc gỗ dân gian Việt Nam.