Biến thể JN.1: Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nặng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Biến thể JN.1 của COVID-19 có khả năng né tránh miễn dịch. Bộ Y tế khuyến cáo người cao tuổi, người mắc bệnh lý nền, phụ nữ mang thai… cần cảnh giác với biến thể này

Mới đây, Bộ Y tế tiếp tục cảnh báo số ca mắc COVID-19 và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở nước ta ghi nhận gia tăng, trong đó có nhiều trường hợp phải nhập viện.

Đáng chú ý biến thể JN.1 của COVID-19 có khả năng làm giảm hiệu quả của vắc-xin và né tránh miễn dịch. Tuy nhiên, hiện chưa có bằng chứng cho thấy biến thể này có độc lực cao hơn các biến thể trước.

JN.1. được xếp vào nhóm "biến thể đáng quan tâm". Ảnh: VGP

JN.1. được xếp vào nhóm "biến thể đáng quan tâm". Ảnh: VGP

Gia tăng ca mắc biến thể JN.1

Ở nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực thời gian gần đây số ca mắc biến thể JN.1 gia tăng nhanh chóng.

Tại TP HCM, ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc biến thể này điều trị tại các cơ sở y tế, chủ yếu là bệnh nhân có bệnh nền, cao tuổi.

Theo ông Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) các tuần đầu năm 2024, số ca mắc COVID-19 tăng hơn 2 lần so với thời điểm tương tự liền kề trước đó.

"Số ca mắc COVID-19 phần lớn có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, số nhập viện và số bệnh nhân nặng có tỉ lệ thấp. Dù vậy, những người thuộc nhóm nguy cơ cao là người có bệnh nền, sức đề kháng kém, người cao tuổi, phụ nữ mang thai không nên chủ quan vì khi mắc COVID-19 bệnh dễ trở nặng"- ông Đức lưu ý.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo biến thể phụ JN.1 lưu hành nhiều nhất. Hiện hơn 70 quốc gia đã báo cáo, chiếm khoảng 66% số trình tự được giải mã.

Ngày 18-12-2023, biến thể này cũng được tổ chức WHO phân loại là "biến thể đáng quan tâm" vì lây lan nhanh chóng trên toàn cầu. Hiện tổ chức này đang theo dõi 5 biến thể cần quan tâm gồm: XBB.1.5, XBB.1.16, EG.5, BA.2.86 và JN.1.

Tiêm vắc-xin bổ sung và đeo khẩu trang

Đại diện Cục Y tế dự phòng tiếp tục khuyến cáo các địa phương triển khai tiêm phòng vắc-xin COVID-19 mũi tăng cường, mũi bổ sung ở các nhóm đối tượng nguy cơ cao.

Để phòng bệnh, người dân nên đeo khẩu trang khi đến các cơ sở y tế, trên các phương tiện công cộng và tại các địa điểm tập trung đông người.

Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; súc họng thường xuyên bằng dung dịch diệt khuẩn.

Bộ Y tế đã đề nghị các viện vệ sinh dịch tễ, viện Pasteur và các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế lấy mẫu, giải trình tự gene để phát hiện sớm các biến thể mới, các tác nhân gây bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?