(GLO)- Trong quá trình tìm hiểu về văn hóa-lịch sử của vùng đất Tây Nguyên, tôi nhận thấy, cùng với các dân tộc bản địa như: Jrai, Bahnar, Sê Đăng, Ê Đê… tồn tại lâu đời trên mảnh đất bazan hùng vĩ này, còn có bóng dáng của dân tộc Chăm. Trong Địa chí Gia Lai (1999) có chép, trong những thập niên đầu của thế kỷ XII có xảy ra chiến tranh giữa Chiêm Thành và Chân Lạp.
(GLO)- Trên đất Gia Lai ngày nay, dấu tích văn hóa Chăm nằm trong khung niên đại từ thế kỷ XIV-XV còn lại khá dày, nhưng tư liệu viết trên các chất liệu, cung cấp thông tin cụ thể về một vấn đề gì đó của vùng đất Gia Lai nói riêng, Tây Nguyên nói chung thì vô cùng hiếm. Chính vì vậy mà chúng tôi coi bia đá Drang Lai và bia đá Tư Lương cùng minh văn trên 2 bia này là nguồn sử liệu vô cùng quý giá.