Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương làm việc với Huyện Đoàn Kông Chro

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Chiều 21-7, đoàn công tác của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc với Huyện Đoàn Kông Chro (tỉnh Gia Lai) để kiểm tra, đánh giá, tổng kết mô hình sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững năm 2022 được thực hiện trên địa bàn xã Ya Ma.

Đồng chí Ngô Văn Cương-Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn chủ trì buổi làm việc.

Tham dự còn có đại diện Trung tâm Hỗ trợ thanh thiếu nhi Việt Nam; đại diện Tỉnh Đoàn Gia Lai; lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, Ban Thường vụ Huyện Đoàn Kông Chro; lãnh đạo Đảng ủy, UBND, Đoàn xã Ya Ma.

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Phương Liên

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Phương Liên

Tại buổi làm việc, Huyện Đoàn Kông Chro đã báo cáo kết quả thực hiện mô hình chăn nuôi bò cái sinh sản thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2022 do Trung tâm Hỗ trợ thanh thiếu nhi Việt Nam triển khai trên địa bàn.

Theo đó, ngày 12-12-2022, Trung tâm Hỗ trợ thanh thiếu nhi Việt Nam đã hỗ trợ 18 con bò cái sinh sản cho 18 thanh niên thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo tại xã Ya Ma. Mỗi con bò có trọng lượng bình quân 174 kg, tổng nguồn kinh phí hỗ trợ là 356 triệu đồng. Những con bò trước khi trao đều được tiêm các loại vắc xin thường gặp đối với gia súc.

Trước khi nhận hỗ trợ con giống, Huyện Đoàn Kông Chro đã phối hợp với các ngành chuyên môn tổ chức tập huấn các kiến thức về chăn nuôi bò cái sinh sản cho các hộ tham gia mô hình. Đồng thời, khi cấp giống, Trung tâm Hỗ trợ thanh thiếu nhi Việt Nam đã yêu cầu nhà cung ứng giống phổ biến các kiến thức liên quan đến con giống, giải đáp các thắc mắc về những vấn đề phát sinh khi nuôi bò cái lai sinh sản.

Trong quá trình triển khai mô hình, Huyện Đoàn Kông Chro đã phối hợp với ngành nông nghiệp, UBND xã Ya Ma thường xuyên kiểm tra với định kỳ 2 tuần/lần để nắm tình hình. Đến nay, mô hình đang được duy trì ổn định, tỷ lệ con giống sống, khỏe mạnh đạt 100%. Các hộ tham gia mô hình tuân thủ cơ bản đầy đủ cam kết khi nhận hỗ trợ, công tác đối ứng, quay vòng vốn đã được quan tâm thực hiện. Đến nay, các hộ đã hoàn trả vốn với số tiền 12,5 triệu đồng đảm bảo tiến độ đề ra.

Mô hình được đánh giá phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội, trình độ nhận thức cũng như khả năng kinh tế của đoàn viên, thanh niên trên địa bàn. Dự kiến trong thời gian tới, từ nguồn vốn khuyến nông năm 2024 của huyện, các con giống sẽ được thụ tinh sinh sản theo đúng phương án ban đầu.

Đoàn công tác của Trung ương Đoàn trao bảng tượng trưng mô hình sinh kế cho Huyện Đoàn Kông Chro. Ảnh: Phương Liên

Đoàn công tác của Trung ương Đoàn trao bảng tượng trưng mô hình sinh kế cho Huyện Đoàn Kông Chro. Ảnh: Phương Liên

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Ngô Văn Cương-Bí thư Trung ương Đoàn đã ghi nhận và đánh giá cao kết quả trong việc triển khai thực hiện mô hình chăn nuôi bò cái sinh sản trên địa bàn xã Ya Ma. Bí thư Trung ương Đoàn cho rằng kết quả này là nhờ sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp từ huyện đến cơ sở trong việc đồng hành, hỗ trợ, giải đáp những vướng mắc để giúp các hộ dân thực hiện có hiệu quả mô hình. Đồng thời, đề nghị Huyện Đoàn Kông Chro trong thời gian tới cần tập trung triển khai một số nhiệm vụ, như: tiếp tục động viên, hỗ trợ các hộ thanh niên tham gia mô hình phát huy những hiệu quả đã đạt được, nhân rộng mô hình ra các xã lân cận; nâng cao hiệu quả triển khai các công trình, phần việc thanh niên trong Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, đặc biệt là chủ trương “1+2”.

Dịp này, Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương đã trao bảng tượng trưng hỗ trợ 2 mô hình sinh kế của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho Huyện Đoàn Kông Chro. Dự kiến, 2 mô hình sẽ được thực hiện tại xã Sró và Đak Sông.

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.