Bí mật phi quân sự của Vạn Lý Trường Thành là gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vạn Lý Trường Thành là công trình quân sự nhân tạo dài nhất thế giới, liệu đằng sau đó còn có những bí mật nào khác nữa mà nhiều người chưa biết?
Dài hơn 8.000 km (gồm cả tường thành do con người xây dựng và tường hào/rào chắn tự nhiên), được khoảng 800.000 người xây dựng trong khoảng thời gian 2000 năm, Vạn Lý Trường Thành được dựng lên với mong muốn là tấm khiên dài, bảo vệ Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của quân xâm lược.
 
Vạn Lý Trường thành được mệnh danh là nghĩa trang dài nhát thế giới vì 'nhuốm' máu của quá nhiều người
Vạn Lý Trường thành được mệnh danh là nghĩa trang dài nhát thế giới vì 'nhuốm' máu của quá nhiều người
Vị hoàng đế đầu tiên có công thống nhất Trung Quốc - Tần Thủy Hoàng (259 TCN-210 TCN), đã liên kết các công trình tường thành được xây dựng từ trước đó, rồi tiếp tục xây dựng tường thành thành một dải thống nhất đầu tiên dọc theo toàn bộ biên giới phía Bắc, nhằm đẩy lùi mối đe dọa cố hữu từ phương Bắc và các cuộc tấn công xâm lược của người du mục Hung Nô.
Bí mật của "Bức tường của Thành Cát Tư Hãn"
Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Antiquity của nhà khảo cổ Gideon Shelach-Lavi thuộc khoa Châu Á học, trường Đại học Do Thái Jerusalem thì: Vạn Lý Trường Thành còn có một chức năng khác nữa.
"Trước khi nghiên cứu của chúng tôi được công bố, hầu hết mọi người đều nghĩ rằng mục đích của bức tường 8.000 km này là ngăn chặn quân đội của Thành Cát Tư Hãn. Tuy nhiên, khi lập bản đồ hoàn chỉnh Tuyến phía Bắc dài 740 km của Vạn Lý Trường Thành, chúng tôi phát hiện thêm chức năng mới của công trình này: Một phần phía bắc của Vạn Lý Trường Thành được xây dựng không phải để ngăn chặn các đội quân xâm lược mà là để theo dõi phong trào dân sự và thu thuế di chuyển." - Tác giả của nghiên cứu phát biểu.
Nhiều thế kỷ trước đó, một bức tường đã được xây dựng ở phía bắc. Tuyến phía Bắc này chạy dọc theo hướng tây sang đông qua đông bắc Mông Cổ, đổ vào Nga, sau đó kết thúc ở khu vực Nội Mông của Đông Bắc Trung Quốc.
 
Hình ảnh từ máy bay không người lái chụp phần còn lại của
Hình ảnh từ máy bay không người lái chụp phần còn lại của "Bức tường của Thành Cát Tư Hãn"
Không giống như phần trường thành làm bằng đá được xây dưới thời nhà Minh nổi tiếng, Tuyến phía Bắc được xây dựng từ một gò đất và dùng kỹ thuật nén, vì vậy nó trở nên rất cứng. Phần tường còn xót lại cao khoảng 1 mét (mặc dù ban đầu có thể là 2 mét), nằm chủ yếu ở Mông Cổ, gần các lối đi, điều này chứng tỏ nó chức năng phi quân sự.
Ở phía bắc có một con mương sâu khoảng 2 mét, mà theo các chuyên gia khảo cổ, có lẽ đã được đào để lấy đất xây. Xung quanh không có tháp canh hoặc công sự.
Dựa trên việc xác định niên đại bằng carbon phóng xạ, nhóm nghiên cứu cho rằng bức tường được xây dựng từ năm 1000 đến năm 1100, nghĩa là nó có trước sự ra đời của Thành Cát Tư Hãn, vào khoảng năm 1162.
"Tuyến phía Bắc cho phép các hoàng đế Trung Quốc kiểm soát phong trào của người Mông Cổ.  Bức tường sẽ cho phép Trung Quốc kiểm soát số lượng người Mông Cổ ra vào, hoặc đánh thuế khi họ vào Trung Quốc" - Gideon Shelach-Lavi nói.
 
Bản vẽ mực từ thế kỷ 15-16 cho thấy sức mạnh quân sự lớn nhất của người Mông Cổ: Ngựa nhanh nhẹn, mạnh mẽ và cung thủ khéo léo.
Bản vẽ mực từ thế kỷ 15-16 cho thấy sức mạnh quân sự lớn nhất của người Mông Cổ: Ngựa nhanh nhẹn, mạnh mẽ và cung thủ khéo léo.
Mặc dù không liên quan đến Thành Cát Tư Hãn nhưng Tuyến phía Bắc này lại có tên là "Bức tường của Thành Cát Tư Hãn" - liên quan đến người chinh phục Mông Cổ huyền thoại.
Công trình nghìn năm
Vào thế kỷ 13, sau khi trở thành Khả hãn Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn trở thành cái tên gây nên nỗi khiếp sợ không chỉ riêng mình Trung Quốc, mà nhiều quốc gia trên khắp khu vực Á-Âu.
Nỗi lo sợ canh cánh của người Trung Quốc trở thành ác mộng thực sự vào một ngày năm 1211 khi Thành Cát Tư Hãn mang quân xuống miền bắc Trung Quốc tấn công ồ ạt và nhanh chóng chiếm được kinh đô vào năm 1215, lập ra một triều đại mới có tên là nhà Nguyên. Nhà Nguyên nhanh chóng đoản mệnh sau đó.
Quá trình xây dựng Vạn Lý Trường Thành được chia thành các phần có tổng chiều dài hàng nghìn km, lần đầu tiên bắt đầu vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và tiếp tục trong nhiều thế kỷ sau.
Triều đại mới của Trung Quốc là nhà Minh (sau khi nhà Nguyên sụp đổ, tồn tại từ 1368 đến năm 1644) tiếp tục bắt tay vào xây dựng/củng cố trường thành vào thế kỷ 16 và 17.
 
Phần tường thành khổng lồ do nhà Minh xây dựng được bảo toàn tốt nhất đến tận ngày nay.
Phần tường thành khổng lồ do nhà Minh xây dựng được bảo toàn tốt nhất đến tận ngày nay.
Phần tường thành khổng lồ do nhà Minh xây dựng được bảo toàn tốt nhất đến tận ngày nay. Bởi các hoàng đế nhà Minh hạ lệnh các bức tường thành được xây phải đáp ứng những điều kiện khắt khe nhất để phòng thủ thành công trước sự xâm lược của dân du mục cũng như sự tàn phá của thời gian và điều kiện thời tiết qua hàng trăm năm.
Trong suốt hơn 2000 năm xây dựng, Vạn Lý Trường Thành chứng kiến sự ngã xuống của hàng trăm ngàn người trong quá trình xây dựng, điều này biến nó trở thành "nghĩa trang dài nhất thế giới". Năm 1987, UNESCO công nhận Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc là Di sản thế giới.
Chuyên gia khảo cổ Gideon Shelach-Lavi và nhóm các nhà nghiên cứu tại Israel, Mông Cổ và Mỹ đã sử dụng máy bay không người lái, hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao và các công cụ khảo cổ truyền thống để vạch ra bức tường và tìm ra các đồ tạo tác giúp xác định niên đại cụ thể. Theo Shelach-Lavi, Tuyến phía Bắc đã bị các nhà khoa học đương đại bỏ qua, do đó, ông và nhóm các chuyên gia quốc tế tiếp tục tìm hiểu phần công trình đồ sộ này.
Thu Trang (www.techz.vn/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm