Bị dụ làm cộng tác viên "thả tim" được tiền, người phụ nữ mất trắng 1,1 tỉ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vào ứng dụng Zing MP3 nghe nhạc, chị T. ở Thanh Hóa bất ngờ nhận được 50.000 đồng khi "thả tim", like vào các bài hát, sau đó người phụ nữ này đã bị lừa mất 1,1 tỉ đồng.

Công an tỉnh Thanh Hóa vừa phát đi cảnh báo đề nghị người dân cảnh giác, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu dụ dỗ người chơi trên mạng xã hội vào tham gia công tác "nghe nhạc, xem video được tiền" rồi thực hiện hành vi lừa đảo.

Các thông tin mời tham gia cộng tác viên tràn lan trên mạng xã hội

Các thông tin mời tham gia cộng tác viên tràn lan trên mạng xã hội

Theo Công an tỉnh Thanh Hóa, mới đây chị Nguyễn Thị T. (SN 1989, ngụ xã Hoằng Sơn, huyện Hoằng Hóa) trình báo bị lừa 1,1 tỉ đồng khi tham gia cộng tác trên mạng xã hội.

Cụ thể, sau khi vào nghe nhạc tại ứng dụng Zing MP3, chị T. đã "thả tim" (nhấn vào biểu tượng trái tim, thể hiện sự yêu thích) trên bài hát thì bất ngờ nhận được 50.000 đồng. Khi đã dụ được "con mồi", các đối tượng gửi cho chị T. trang web hi1555.com để làm nhiệm vụ với mức hoa hồng cao hơn.

Nghe theo lời dẫn dắt cũng như những lý do mà đối tượng đưa ra như số tài khoản ngân hàng bị sai, sai nội dung chuyển khoản khi nộp tiền vào, chuyển tiền để xác minh tài khoản ngân hàng…, chị T. đã liên tục chuyển tiền vào tài khoản do đối tượng yêu cầu với tổng số tiền là 1,1 tỉ đồng. Đến khi không còn khả năng vay mượn tiền nữa thì chị T. mới biết mình bị lừa nên đã tố giác tới cơ quan công an.

Tương tự, ngày 20-3, chị L.T.H. (ngụ phường Thiệu Dương, TP Thanh Hóa) nhận được điện thoại mời tham gia làm cộng tác viên nghe nhạc tăng lượt view, lượt like cho ca sĩ với thù lao 100.000-200.000 đồng, qua ứng dụng Telegram. Chị H. tin tưởng làm theo yêu cầu của đối tượng và mất hơn 100 triệu đồng.

Theo Công an tỉnh Thanh Hóa, hình thức tiếp cận của nhóm lừa đảo rất đơn giản, chủ nhân của số điện thoại sẽ nhận được một cuộc gọi của một người xưng là nhân viên của một sàn thương mại điện tử, có nhiệm vụ tăng tương tác cho các bài hát trên Zing MP3 bằng cách trả tiền tương tác, hoa hồng cho người nghe nhạc.

Chúng giải thích chỉ cần bật bài hát được yêu cầu trên Zing MP3 thì sẽ được 10.000 đồng/bài. Kể cả không nghe mà chỉ bật lên để đó cũng vẫn nhận được tiền. Sau đó sẽ được mời đề nghị kết bạn qua Zalo. Mọi thông tin cá nhân, tài khoản sẽ được nhóm lừa đảo khai thác. Những người hám lợi sẽ dễ dàng bị mắc bẫy.

Có thể bạn quan tâm

Ẩn họa từ việc trẻ em làm pháo tự chế

Ẩn họa từ việc trẻ em làm pháo tự chế

(GLO)- Thời gian gần đây, các địa phương trong cả nước liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm liên quan đến việc trẻ em lên mạng xã hội tìm hiểu, đặt mua hóa chất rồi về làm pháo tự chế. Hiểm họa về pháo tự chế luôn hiện hữu một khi thiếu sự quản lý, giám sát từ cha mẹ.

Đak Đoa: Đăng ký định danh xe trực tuyến, người đàn ông bị kẻ giả danh công an lừa 144,4 triệu đồng

Đak Đoa: Đăng ký định danh xe trực tuyến, người đàn ông bị kẻ giả danh công an lừa 144,4 triệu đồng

(GLO)- Công an huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) vừa tiếp nhận đơn trình báo của anh A. (SN 1985, trú tại xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) về việc bị đối tượng giả danh công an gọi điện thoại yêu cầu đăng ký định danh xe tải và lừa đảo chiếm đoạt với số tiền 144,4 triệu đồng.

Tham gia bán hàng qua mạng, 1 phụ nữ ở Đức Cơ bị chiếm đoạt hơn 1,9 tỷ đồng

Tham gia bán hàng qua mạng, 1 phụ nữ ở Đức Cơ bị chiếm đoạt hơn 1,9 tỷ đồng

(GLO)- Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) vừa tiếp nhận đơn trình báo của chị Thúy (tên nạn nhân đã được thay đổi; trú tại huyện Đức Cơ) về việc bị đối tượng quen biết trên mạng xã hội lừa đảo, chiếm đoạt số tiền hơn 1,9 tỷ đồng.

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

(GLO)- Ngày 20-11, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thông tin, hiện trên mạng internet xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của EVNSPC, có địa chỉ evnspccskh.com. EVNSPC khẳng định trang web evnspccskh.com là giả mạo để lừa đảo.

Người dân cần liên hệ các kênh thông tin chính thống của BHXH Việt Nam để phòng tránh lừa đảo. Ảnh nguồn baohiemxahoi.gov.vn

Cảnh báo yêu cầu cung cấp thông tin bảo hiểm y tế để lừa đảo

(GLO)- Theo Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP. Hà Nội, thời gian gần đây, đơn vị nhận được phản ánh của một số cơ sở giáo dục trên địa bàn về việc một số đối tượng mạo danh gửi giấy mời đến phụ huynh yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân để thay đổi, bổ sung thông tin thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID.