Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên đang thiếu hụt thuốc, vật tư y tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bệnh viện Đa Khoa Vùng Tây Nguyên trong thời gian qua đang xuất hiện tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế. Có những thời điểm bệnh viện thiếu cả hoá chất cơ bản, cần thiết để phục vụ xét nghiệm chẩn đoán, điều trị cấp cứu... gây khó khăn trong hoạt động chuyên môn.
Ngày 11.12, Sở Y tế Đắk Lắk thông tin, các bên liên quan vừa họp bàn giải pháp trong công tác mua sắm thuốc, vật tư phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Vùng Tây Nguyên.
Hiện, bệnh viện trên đang thực hiện một số gói mua sắm trực tiếp như gói thầu đông y (đang đấu thầu chấm), gói Generic (mở thầu ngày 26.11).
Riêng đối với việc cung ứng các mặt hàng trong gói thầu thuốc quốc gia có những loại viện xây dựng kết quả chấm thầu lại không đạt. Dẫn đến bệnh viện không cung ứng được những mặt hàng này dẫn đến tình trạng thiếu thuốc.
Đối với tình trạng cung ứng các mặt hàng trong gói cơ sở do chậm trễ trong công tác xây dựng kế hoạch và hồ sơ mời thầu của bệnh viện; chậm thẩm định kế hoạch của hội đồng... dẫn đến việc chưa cung ứng đủ thuốc đáp ứng cho cầu khám chữa bệnh.

 
Hiện, Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên ngoài việc thiếu thuốc, vật tư y tế còn đối mặt với một số khó khăn khác như cơ sở hạ tầng, thiếu hụt nhân sự chất lượng cao ngành y. Ảnh: Bảo Trung
Hiện, Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên ngoài việc thiếu thuốc, vật tư y tế còn đối mặt với một số khó khăn khác như cơ sở hạ tầng, thiếu hụt nhân sự chất lượng cao ngành y. Ảnh: Bảo Trung
Tại BVĐK Vùng Tây Nguyên trong thời gian qua có những thời điểm thiếu cả hoá chất cơ bản, cần thiết phục vụ xét nghiệm chuẩn đoán, điều trị cấp cứu... gây khó khăn trong hoạt động chuyên môn.
Ông Nguyễn Đại Phong - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên - cho biết: "Thực sự công tác đấu thầu thuốc, vật tư y tế đang gây quá nhiều khó khăn cho đơn vị. Bệnh viện mong muốn ngành y tế tỉnh tập trung đấu thầu thuốc, vật tư ở một trung tâm nào đó để xác định mức giá rồi bệnh viện đi mua được thuận tiện. Qua đó, ban lãnh đạo, các bác sĩ... bệnh viện có thể tập trung hoàn toàn cho công tác chuyên môn".
Lãnh đạo Sở Y tế Đắk Lắk nhận định, nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên còn có nguyên nhân là do đều chuyển không hợp lý, phân công nhiệm vụ của các khoa phòng; lựa chọn nhà thầu không đáp ứng các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu...
Trước thực trạng khó khăn này, công tác cung ứng thuốc, vật tư y tế vẫn phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; sử dụng vật tư phải đúng với hướng dẫn của nhà sản xuất.
Sở Y tế Đắk Lắk đã yêu cầu Phòng Tài chính - Kế toán, Phòng Nghiệp vụ Dược phối hợp với bệnh viện tham mưu văn bản báo cáo UBND tỉnh về tình hình khó khăn và đề xuất các giải pháp trong công tác đấu thầu của ngành y tế.
Ngoài ra Phòng Nghiệp vụ Dược (Sở Y tế) tham mưu thành lập tiếp tổ công tác đấu thầu tại bệnh viện gồm có các phòng chuyên môn nghiệp vụ của sở, hội đồng thẩm định tham gia tư vấn ngay từ giai đoạn xây dựng kế hoạch, lập hồ sơ mời thầu đồng thời xin nhân sự của các đơn vị khác (Sở Tài Chính, Kế hoạch - Đầu tư, Công an tỉnh...).
Trong năm 2020, BVĐK Vùng Tây Nguyên được phê duyệt 2 gói thầu gồm gói 4 tháng (19 nhóm/3 đợt), gói 1 năm (25 nhóm/3 đợt).
Tuy nhiên, đối với gói 4 tháng có đến 7/19 hồ sơ rớt thầu (sinh hoá, vật tư nội soi khớp...). Gói 12 tháng vẫn đang tiến hành chấm thầu đợt 3 nếu kết quả chấm đạt thì vẫn còn thiếu 2 nhóm (vật tư tổng hợp, ký sinh trùng).
BẢO TRUNG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.