Để ngăn chặn kịp thời các ổ dịch mới phát sinh và không để dịch lây lan, Bộ NN&PTNN yêu cầu các địa phương tăng cường phòng chống dịch bệnh.
Theo Cục Thú y, Bộ NN&PTNN, sau một thời gian được khống chế, dịch lợn tai xanh bắt đầu xuất hiện trở lại tại hai tỉnh Nghệ An và Quảng Trị.
Mới đây, tại tỉnh Nghệ An, dịch tai xanh xuất hiện trở lại tại 3 xã của huyện Yên Thành. Hiện dịch lây lan rộng sang 7 xã của huyện, với tổng số lợn mắc bệnh và buộc tiêu hủy hơn 1.600 con.
Ông Trần Minh Hạnh, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Thú y tỉnh Nghệ An cho biết, công tác phòng, chống dịch heo tai xanh được coi là nhiệm vụ trọng tâm. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân trong tỉnh tích cực chủ động triển khai các biện pháp phòng dịch thường xuyên. Những địa phương đã xuất hiện dịch bệnh, sẽ tăng cường bao vây ổ dịch, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển buôn bán, giết mổ.
Tại Quảng Trị, dịch tai xanh đã xuất hiện ở 2 huyện Hải Lăng và Vĩnh Linh. Số gia súc mắc bệnh là hơn 100 con. Số lợn bị tiêu hủy gần 30 con. Như vậy đến nay, cả nước, 2 tỉnh có lợn dịch tai xanh chưa qua 21 ngày là Nghệ An và Quảng Trị.
Ông Hoàng Văn Năm, Cục trưởng cục Thú y, Bộ NN&PTNN cho biết, dịch tai xanh đang có chiều hướng lây lan với tốc độ nhanh. Tuy nhiên người dân vẫn chưa nhận thức đầy đủ về vấn đề này. Do vậy các cơ quan chức năng đang gặp không ít khó khăn trong công tác phòng chống dịch.
Ông Hoàng Văn Năm nói: “Khó khăn hiện nay khâu phát hiện sớm dịch bệnh. Lúc chúng tôi đi kiểm tra, người dân đều nói dịch bệnh xảy ra từ 1 tuần đến 10 ngày trước. Thứ hai, khâu tuyên truyền của người dân về tác hại của dịch tai xanh chưa đầy đủ, người dân vẫn còn hiện tượng bán chạy. Do vậy dịch bệnh lây lan ngày càng phức tạp”.
Để ngăn chặn kịp thời các ổ dịch mới phát sinh và không để dịch lây lan, ngày 14-4, Bộ trưởng Bộ NN&PTNN Cao Đức Phát có công điện khẩn gửi Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Sở NN&PTNN nông thôn, các ban ngành liên quan tăng cường phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm như: thành lập ban chống dịch, tiêu huỷ ngay lợn chết, lợn bệnh theo quy định, tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, tạm thời dừng vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn ra ngoài huyện có dịch, sử dụng vaccine tai xanh phòng bệnh tránh để dịch lan rộng và lây lan sang các địa phương khác.
Mới đây, tại tỉnh Nghệ An, dịch tai xanh xuất hiện trở lại tại 3 xã của huyện Yên Thành. Hiện dịch lây lan rộng sang 7 xã của huyện, với tổng số lợn mắc bệnh và buộc tiêu hủy hơn 1.600 con.
Ông Trần Minh Hạnh, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Thú y tỉnh Nghệ An cho biết, công tác phòng, chống dịch heo tai xanh được coi là nhiệm vụ trọng tâm. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân trong tỉnh tích cực chủ động triển khai các biện pháp phòng dịch thường xuyên. Những địa phương đã xuất hiện dịch bệnh, sẽ tăng cường bao vây ổ dịch, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển buôn bán, giết mổ.
Tại Quảng Trị, dịch tai xanh đã xuất hiện ở 2 huyện Hải Lăng và Vĩnh Linh. Số gia súc mắc bệnh là hơn 100 con. Số lợn bị tiêu hủy gần 30 con. Như vậy đến nay, cả nước, 2 tỉnh có lợn dịch tai xanh chưa qua 21 ngày là Nghệ An và Quảng Trị.
Ông Hoàng Văn Năm, Cục trưởng cục Thú y, Bộ NN&PTNN cho biết, dịch tai xanh đang có chiều hướng lây lan với tốc độ nhanh. Tuy nhiên người dân vẫn chưa nhận thức đầy đủ về vấn đề này. Do vậy các cơ quan chức năng đang gặp không ít khó khăn trong công tác phòng chống dịch.
Ông Hoàng Văn Năm nói: “Khó khăn hiện nay khâu phát hiện sớm dịch bệnh. Lúc chúng tôi đi kiểm tra, người dân đều nói dịch bệnh xảy ra từ 1 tuần đến 10 ngày trước. Thứ hai, khâu tuyên truyền của người dân về tác hại của dịch tai xanh chưa đầy đủ, người dân vẫn còn hiện tượng bán chạy. Do vậy dịch bệnh lây lan ngày càng phức tạp”.
Để ngăn chặn kịp thời các ổ dịch mới phát sinh và không để dịch lây lan, ngày 14-4, Bộ trưởng Bộ NN&PTNN Cao Đức Phát có công điện khẩn gửi Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Sở NN&PTNN nông thôn, các ban ngành liên quan tăng cường phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm như: thành lập ban chống dịch, tiêu huỷ ngay lợn chết, lợn bệnh theo quy định, tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, tạm thời dừng vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn ra ngoài huyện có dịch, sử dụng vaccine tai xanh phòng bệnh tránh để dịch lan rộng và lây lan sang các địa phương khác.
Theo VOV