Bẫy thú rừng bán công khai ở các chợ Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chuyên gia thiên nhiên Bùi văn Tuấn cho biết, hiện các chợ ở Kon Tum, Gia Lai vùng Tây Nguyên đang bán đầy rẫy, công khai bẫy thú rừng tại các chợ dân sinh.

 

 Bẫy thú rừng các loại được bán công khai, đầy rẫy tại các chợ khu vực Tây Nguyên. Ảnh: Bùi văn Tuấn
Bẫy thú rừng các loại được bán công khai, đầy rẫy tại các chợ khu vực Tây Nguyên. Ảnh: Bùi văn Tuấn


Trong chuyến công tác tại Tây Nguyên vừa qua, chuyên gia thiên nhiên Bùi Văn Tuấn, phát hiện, hiện nay bẫy các loại thú rừng lớn như heo rừng, hươu nai; nhỏ như mễn, cheo, khỉ… đang được bán công khai tại các chợ dân sinh khu vực Tây Nguyên.

 

 Cá thể sóc rừng bị dính bẫy tại một khu rừng Việt Nam (ảnh WWF cung cấp)
Cá thể sóc rừng bị dính bẫy tại một khu rừng Việt Nam (ảnh WWF cung cấp)


Các loại bẫy này được gia công cơ khí công phu và gây sát thương nặng nề cho cả thú rừng, lẫn nhân viên bảo vệ rừng hoặc người dân.

Và không chỉ có Tây Nguyên, hiện nay khắp nơi trong các khu rừng vùng núi Trường Sơn, cả Hải Vân, Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà cạm bẫy được dân săn thú đặt rất nhiều.

Cuối năm 2020 vừa qua, một chuyên gia của WWF khảo sát trong phạm vi 10km đã thu được hơn 1.000 bẫy thú rừng tại rừng Khu bảo tồn Sao la tỉnh Thừa Thiên- Huế.

Chuyên gia này cho biết, kẻ đi săn thường đặt bẫy trong những hàng rào dài tự dựng, lên tới hàng trăm chiếc. Nhưng bị đội kiểm lâm nhiều lần phá dỡ, họ đặt từng cụm bẫy lẻ, được ngụy trang tinh vi dưới đất, phía trên phủ lớp lá mục.

 

Một cá thể khỉ vàng bị dính bẫy để lại thương tích lòi cả xương tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà (ảnh Gruu).
Một cá thể khỉ vàng bị dính bẫy để lại thương tích lòi cả xương tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà (ảnh Gruu).



Tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà (Đà Nẵng), tháng 7.2020 vừa qua, lực lượng kiểm lâm cũng đã thu giữ hơn 1.370 bẫy các loại, được những kẻ săn trộm cài đặt để bắt thú rừng, bán cho các quán nhậu.

Điều nhức nhối hiện nay ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà là hiện tượng dùng lưới vô hình để bẫy và tàn sát các loại giống chim hiếm quý. Lực lượng giữ rừng nhiều lần phá dỡ, nhưng hiện vẫn chưa dọn dẹp được triệt để.

Điều khó hiểu là không có một cơ quan chức năng nào quan tâm khuyến cáo hoặc có biện pháp thu giữ số bẫy thú được buôn bán công khai, đầy rẫy nói trên.

https://laodong.vn/ban-doc/bay-thu-rung-ban-cong-khai-o-cac-cho-tay-nguyen-882795.ldo
 

Theo Trung Hiếu (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.