“Bẫy” chết người trong rẫy cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tiện lợi nhưng cũng không kém phần nguy hiểm, những giếng đào trong vườn, rẫy cà phê đang là "cái bẫy" đe dọa sinh mạng của biết bao người…

Mới đây, chúng tôi có dịp công tác tại địa bàn thôn 15, xã Ea Bar (huyện Buôn Đôn). Vừa trao đổi, vừa đi bộ trên con đường đất vào rẫy cà phê, cả đoàn chúng tôi rùng mình khi nhìn thấy miệng giếng lớn, nằm gần vệ đường. Miệng giếng nằm sát mặt đất, không được che chắn, rào đậy; có đường kính ước khoảng 2 m, sâu chừng 10 m, chứa nhiều nước, tạo cảm giác lạnh người khi nhìn vào.

Đáng nói, khi quan sát tiếp xung quanh, cả đoàn lại phát hiện thêm một giếng khác, ở mặt đường đối diện, cách giếng trước chừng 4 – 5 m. Giếng này cũng nằm sát mặt đất, được đào lâu năm hơn, có một cây to mọc ngang miệng giếng, thoạt nhìn qua rất khó thấy. Miệng giếng đen ngòm, khó đoán được độ nông sâu, càng khiến người đi đường thêm lo lắng nếu tình huống xấu nhất xảy đến.

Giếng đào không được che chắn cẩn thận trở thành "cái bẫy" nguy hiểm.

Giếng đào không được che chắn cẩn thận trở thành "cái bẫy" nguy hiểm.

Đào giếng trong rẫy cà phê để phục vụ việc tưới tiêu, sinh hoạt không còn là chuyện hiếm. Thậm chí, có những gia đình đào hẳn 2 – 3 giếng để tiện chăm sóc diện tích lớn cây trồng. Tuy nhiên, việc thiếu sử dụng các biện pháp bảo đảm an toàn, khiến lợi ích từ giếng đào luôn đi kèm với muôn vàn ẩn họa.

Gần đây nhất, giữa tháng 3 vừa qua, một phụ nữ không may rơi xuống giếng sâu tại địa bàn xã Bình Thuận, thị xã Buôn Hồ. May mắn là sau nhiều ngày, người dân đi làm rẫy nghe thấy tiếng động lạ nên phát hiện có người dưới giếng. Nghe tiếng hô hoán của người dân, bộ đội đang huấn luyện gần đó đã cùng chung tay hỗ trợ, đưa nạn nhân thoát khỏi lưỡi hái tử thần.

Đó là trường hợp may mắn, nhưng không nhiều. Bởi thực tế đã có không ít trường hợp tử vong khi rơi xuống giếng, trở thành nỗi đau đớn tột cùng, day dứt cuộc đời nhiều phận người. Vụ tai nạn xảy ra tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai giữa tháng 7 vừa qua là một ví dụ. Vợ chồng anh V. để ba đứa con nhỏ lại chòi rẫy để chồng đi làm, còn vợ lên rẫy kiếm măng. Chiều cùng ngày, người mẹ hái măng về thì tá hỏa phát hiện đứa con út mới hơn một tuổi đã tử vong dưới giếng cạn. Đáng nói, giếng này do gia đình tự đào để chứa nước mưa sinh hoạt.

Giếng đào nằm cạnh vệ đường thuộc địa bàn thôn 15 (xã Ea Bar) bị cây cỏ mọc che mặt giếng.

Giếng đào nằm cạnh vệ đường thuộc địa bàn thôn 15 (xã Ea Bar) bị cây cỏ mọc che mặt giếng.

Để phòng tránh xảy ra các vụ việc thương tâm, lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã nhiều lần khuyến cáo người dân cần chú ý xây thành giếng cao, có nắp che đậy chắc chắn, bảo đảm an toàn. Với những giếng nước không còn sử dụng, cần dựng rào chắn, có biển cảnh báo nguy hiểm. Khi đi vào những khu vực rẫy vắng, có cây cỏ che khuất lối cần xác định vị trí, kiểm tra kỹ càng trước khi bước tới…

Biện pháp phòng ngừa được đưa ra khá nhiều, song hơn hết, để bảo vệ chính mình, người dân nên tự nâng cao cảnh giác, ý thức trách nhiệm trong quá trình đào giếng, sử dụng giếng.

Theo Song Quỳnh (baodaklak)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

null