Bất ngờ nguồn tiền mua xe Land Cruiser Prado biển xanh trong vụ tai nạn ở Kon Tum

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Xe biển xanh Land Cruiser Prado trong vụ tai nạn ở Kon Tum váo tối 21-11 là dòng xe đắt tiền, có giá nhiều tỉ đồng, vượt định mức sử dụng xe công.

Ngày 24-11, ông Phạm Ngọc Hiếu, Chánh Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum, đã cung cấp thông tin liên quan đến ô tô mang biển số xanh BKS 82A - 001.72 (thuộc sở này quản lý) gây tai nạn ở Kon Tum khiến 1 người bị thương nặng.

Ngoài việc nạn nhân bị thương tích nặng, một trong những điều bạn đọc quan tâm là chiếc xe trong vụ tai nạn nhãn hiệu Toyota, loại Land Cruiser Prado, được đăng ký lần đầu năm 2018, giá trên 2,3 tỉ đồng. Theo các quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe công với các chức danh lãnh đạo thì ở tỉnh Kon Tum không ai được mua xe với mức giá trên. Vậy chiếc xe trên được mua từ nguồn tiền, theo quy định nào?

Vụ tai nạn đã khiến 1 người bị thương nặng - Ảnh CTV

Vụ tai nạn đã khiến 1 người bị thương nặng - Ảnh CTV

Theo ông Phạm Ngọc Hiếu, ô tô BKS 82A - 001.72 do Ban quản lý Dự án Bảo vệ và Quản lý tổng hợp các hệ sinh thái rừng tỉnh Kon Tum (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum) là chủ sở hữu. "Xe được ban quản lý dự án ngoài trung ương cấp về" - ông Hiếu nói.

Hôm xảy ra tai nạn, xe này đang chở lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum đi công tác tại huyện Đăk Glei trở về TP Kon Tum. Trên đường về thì xảy ra tai nạn.

Theo tìm hiểu của phóng viên, Dự án Bảo vệ và quản lý tổng hợp các hệ sinh thái rừng thuộc các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum và Gia Lai. Dự án này do Chính phủ Đức tài trợ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ quản. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh trên là chủ dự án tại địa phương mình. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2014-2020.

Chiếc xe Land Cruiser Prado có giá nhiều tỉ đồng trong vụ tai nạn - Ảnh CTV
Chiếc xe Land Cruiser Prado có giá nhiều tỉ đồng trong vụ tai nạn - Ảnh CTV

Mục tiêu của dự án là bảo vệ và quản lý bền vững khoảng 20.000 ha rừng tự nhiên sản xuất tại 3 tỉnh trên, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo đảm thu nhập ổn định thường xuyên cho 35 xã, 105 cộng đồng thôn bản thông qua việc tạo ra sự đa dạng về các sản phẩm từ rừng.

Như Báo Người Lao Động đã thông tin, tối 21-11, xe biển số xanh BKS 82A - 001.72, do ông Lê Tấn Trung (trú TP Kon Tum) điều khiển lưu thông trên Quốc lộ 14 theo hướng huyện Đăk Tô đi TP Kon Tum. Khi đến địa phận xã Diên Bình, huyện Đăk Tô thì xảy ra tai nạn với xe máy do ông Hà Văn Tâm (36 tuổi, trú xã Ngọk Tụ, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum) điều khiển, lưu thông theo hướng ngược lại.

Vụ tai nạn đã khiến ông Tâm bị thương tích nặng, phải nhập viện điều trị cấp cứu trong tình trạng chấn thương sọ não, dập não, gãy 2 cẳng chân. Xe máy và ô tô biển số xanh bị hư hỏng nặng.

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null