Bắt giam đối tượng chủ mưu phá rừng quy mô lớn tại Lâm Đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau ít ngày điều tra, bước đầu, cơ quan chức năng xác định đối tượng chủ mưu trong vụ phá rừng quy mô lớn xảy ra tại tiểu khu 613, xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng).

Ngày 6-4, Công an huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 tháng đối với Phan Văn Thanh (ngụ xã Tân Lâm, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) để điều tra về tội hủy hoại rừng.
 

 Phan Văn Thanh (bên phải) được đưa tới hiện trường vụ phá rừng tại tiểu khu 613, xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng)
Phan Văn Thanh (bên phải) được đưa tới hiện trường vụ phá rừng tại tiểu khu 613, xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng)


Trước đó, Công an huyện Bảo Lâm, Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng số 2 tiến hành mật phục, bắt quả tang Nguyễn Doãn Trung (quê Nghệ An) và Phan Văn Thanh đang điều khiển máy múc thực hiện hành vi đào bới, san gạt trái phép đất lâm nghiệp trên diện tích rừng đã cưa hạ tại lô K và M, khoảnh 4, tiểu khu 613, lâm phần do Doanh nghiệp tư nhân Anh Hải quản lý (thuộc địa bàn xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm).
 
 

Hiện trường vụ phá rừng tại tiểu khu 613, xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng)
Hiện trường vụ phá rừng tại tiểu khu 613, xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng)


Sau khi khám nghiệm hiện trường, cơ quan chức năng xác định đã có hơn 1,55ha rừng bị phá, thiệt hại lâm sản hơn 67m3. Tiến hành điều tra, cơ quan chức năng xác định Phan Văn Thanh là đối tượng chủ mưu trong vụ phá rừng trên.

Đồng thời, cơ quan công an cũng đã triệu tập 7 đối tượng khác liên quan vụ phá rừng đến phục vụ công tác điều tra.

Liên quan vụ phá rừng trên, trước đó UBND huyện Bảo Lâm đã tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với ông Nguyễn Đình Cường, Chủ tịch UBND xã Lộc Phú để làm rõ trách nhiệm trong công tác quản lý Nhà nước của người đứng đầu chính quyền địa phương nơi để xảy ra vụ phá rừng tại tiểu khu 613.

Theo ĐOÀN KIÊN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.