Bảo an tín dụng Vietcombank: Nhiều khách hàng Gia Lai lựa chọn tham gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cuộc đời thường không thể biết được chữ ngờ, dân gian vốn nói vậy. Với người siêng năng chăm chỉ làm ăn, đi vay vốn ngân hàng, lúc nào họ cũng mong mọi sự hanh thông, xui xẻo rủi ro né tránh. Tuy nhiên trên thực tế, rủi ro, tai nạn vẫn cứ xảy ra. Vì vậy, tham gia bảo hiểm tín dụng là cách chủ động tốt nhất có thể với người đi vay vốn.

Sự lựa chọn cần thiết

Xuất phát từ mục đích tốt đẹp đó, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Vietcombank-Cardif (VCLI) đã hợp tác phân phối sản phẩm bảo an tín dụng, triển khai từ năm 2009. Lúc đầu, khách hàng còn thăm dò dè dặt, ngại bỏ ra thêm một khoản tiền để tham gia, nhưng một thời gian sau, nhất là khi thị trường bảo hiểm tín dụng sôi động, nhiều ngân hàng cùng tham gia, nhiều khách hàng có ý thức tìm hiểu và coi bảo an tín dụng là sản phẩm đáng mua, quyền lợi thiết thực với chi phí thấp.

 

Vietcombank Gia Lai trao tiền bảo hiểm cho thân nhân khách hàng vay vốn. Ảnh: T.S
Vietcombank Gia Lai trao tiền bảo hiểm cho thân nhân khách hàng vay vốn. Ảnh: T.S

Hiểu một cách chung nhất, bảo hiểm bảo an tín dụng Vietcombank là một hình thức bảo hiểm giúp người vay trả nợ ngân hàng khi họ không may gặp rủi ro, giảm gánh nặng nợ nần cho người thân hoặc không bị thanh lý tài sản trong trường hợp xảy ra rủi ro. Trong xu thế kinh tế nói chung và xu hướng tiêu dùng nói riêng, các cá nhân và gia đình vay vốn của ngân hàng đã ngày càng phổ biến. Cũng trên thực tế, hầu hết cá nhân và gia đình vay tiền nhằm mua nhà, đất đai, xây sửa nhà và sản xuất kinh doanh. Với các khoản vay dài hạn, khách hàng có thể giảm được áp lực trả nợ, nhưng mặt khác, sẽ phát sinh rủi ro ngay cả khi đã có tài sản đảm bảo, vì nếu không may người vay qua đời do mắc bệnh hiểm nghèo hoặc gặp phải tai nạn nghiêm trọng không có khả năng trả nợ thì tài sản đảm bảo sẽ thuộc về ngân hàng.

Theo nguyên tắc cho vay của ngân hàng, trong trường hợp người vay qua đời, nếu có tài sản đảm bảo, ngân hàng sẽ phát mại tài sản (nhà ở, phương tiện đi lại, sổ tiết kiệm…), trừ khi vợ/chồng hoặc con cái người vay trả nợ thay. Tất nhiên, người vay lúc nào cũng muốn để lại cho vợ/chồng hoặc con cái các tài sản này mà không muốn bị ngân hàng phát mại, cũng không muốn người thân phải trả nợ thay. Khi tham gia bảo hiểm tín dụng,  trường hợp người vay tử vong hoặc bị thương tật vĩnh viễn, công ty bảo hiểm sẽ thay người vay trả nợ cho ngân hàng toàn bộ nợ gốc, lãi của khoản vay, cuộc sống của người thân sẽ không bị thêm tổn thất. Nhiều khách hàng thừa nhận sự cần thiết tham gia bảo an tín dụng và tất nhiên Vietcombank Gia Lai là ưu tiên hàng đầu vì là ngân hàng lớn, uy tín, lãi suất vay thấp, sản phẩm bảo an tín dụng ưu đãi cao.

Trên 1,1 tỷ đồng chi trả cho khách hàng

Với Vietcombank Gia Lai, kể từ khi triển khai, nhiều khách hàng đã tham gia sản phẩm bảo hiểm bảo an tín dụng với tổng giá trị 147 tỷ đồng trên tổng dư nợ hơn 4 ngàn tỷ đồng. Và đã có 2 trường hợp khách hàng gặp rủi ro được tiến hành chi trả với tổng giá trị hơn 1,1 tỷ đồng. Mới đây là trường hợp của khách hàng Tạ Thị Tuyết.

Gia đình bà Tạ Thị Tuyết (ở làng Chuet Ngot 2, xã Chư Á, TP. Pleiku) có cuộc sống khá vất vả: chồng chết sớm, một mình bà tảo tần sớm hôm nuôi 2 con. Khó có thể kể hết nỗi vất vả của bà nhất là khi chồng bệnh nặng rồi qua đời. Chạy vạy kiếm ăn, buôn thúng bán bưng, việc gì bà cũng làm, miễn sao có thu nhập nuôi con và trang trải chi phí sinh hoạt gia đình.

Năm 2011, bà Tuyết mạnh dạn đến Phòng Giao dịch Trà Bá-Vietcombank Gia Lai đặt quan hệ vay vốn làm ăn, phát triển kinh tế. Mục đích vay vốn của bà lúc này là thu mua nông sản kết hợp bán cà phê, nước giải khát. Vốn vay 150 triệu đồng đối với hộ gia đình như bà Tuyết lúc này rất lớn. Cán bộ tín dụng Phan Võ Thanh Tùng nhớ lại: “Lúc đầu khi nghe tư vấn giới thiệu sản phẩm bà Tuyết còn trù trừ e ngại nhưng khi được giải thích cặn kẽ, nhất là những lợi ích của bảo hiểm bảo an tín dụng, bà hưởng ứng và nhận lời tham gia ngay”.

Làm việc chăm chỉ, lại tiết kiệm chi phí, chi tiêu, ngay trong năm đầu, nguồn vốn tín dụng đã phát huy tác dụng rất tốt, bà Tuyết kinh doanh có lãi, trả bớt 50 triệu đồng vốn vay cho ngân hàng. Quan hệ làm ăn và sự tin tưởng giữa ngân hàng và bà Tuyết càng được củng cố, đều đặn người vay thực hiện đầy đủ nghĩa vụ vay-trả vốn, lãi; bên cho vay tạo điều kiện giải ngân thuận lợi, kịp thời. Món vay gần nhất của bà Tuyết là vào ngày 14-7-2015. Nhưng đang yên lành làm ăn, bà Tuyết bị u não, tai biến rồi qua đời.

Chia sẻ trách nhiệm với khách hàng, từ khi bà Tuyết mắc bệnh, phía Vietcombank Gia Lai-Phòng Giao dịch Trà Bá thường xuyên giữ mối liên hệ, thăm hỏi, động viên. Ngày bà Tuyết mất, lãnh đạo Phòng Giao dịch cử cán bộ đến chia buồn, phúng viếng, tình cảm chân thành. Khi niềm đau dần nguôi ngoai, ngày 30-3-2016, Vietcombank Gia Lai đã mời con trai bà Tuyết là anh Lê Hợp đến Hội sở chi nhánh để thực hiện nghĩa vụ chi trả quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm. Ông Trần Văn Tiết-Phó Giám đốc Vietcombank Gia Lai tận tay trao khoản tiền chi trả bảo hiểm 100.480.000 đồng cho anh Hợp-thân nhân khách hàng và ân cần động viên, chia buồn, cũng như không quên cảm ơn khách hàng đã tin tưởng sử dụng sản phẩm bảo hiểm bảo an tín dụng.

Thất Sơn

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.