Anh nông dân làng O Pếch "lấy ngắn nuôi dài" để làm giàu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau hơn 20 năm gầy dựng cơ nghiệp, anh Trần Ngọc Minh (làng O Pếch, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã sở hữu khối tài sản khoảng 8 tỷ đồng. Không chỉ là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, anh còn được bầu làm Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng dâu-nuôi tằm xã Ia Pếch.

Anh Trần Ngọc Minh sinh ra và lớn lên ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 2001, anh quyết định vào Gia Lai lập nghiệp. Ở vùng đất mới, anh vừa đi làm thuê, vừa tích cực học hỏi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của những người đi trước, vừa tìm hiểu phong tục tập quán của bà con địa phương để hòa nhập với cuộc sống tại nơi ở mới. Sau khi tích lũy được ít vốn, anh quyết định mua đất, dựng nhà; đến năm 2005 thì mua khu đất rẫy khoảng 1 ha để trồng cà phê và gieo trồng các loại cây ngắn ngày.

 Vợ chồng anh Trần Ngọc Minh chăm sóc vườn dâu của gia đình. Ảnh: Hoàng Cư
Vợ chồng anh Trần Ngọc Minh chăm sóc vườn dâu của gia đình. Ảnh: Hoàng Cư


Từ 1 ha rẫy ban đầu, anh Minh đã kiên trì thực hiện phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, chi tiêu tiết kiệm, không ngừng tích lũy vốn để tái đầu tư mở rộng sản xuất. Đến nay, gia đình anh sở hữu 4 ha cà phê kinh doanh, gần 1 ha dâu nuôi tằm. Tổng thu nhập của gia đình anh tăng dần theo từng năm. Cụ thể, năm 2020 thu nhập hơn 600 triệu đồng, năm 2021 hơn 700 triệu đồng và hiện nay thu nhập gần 800 triệu đồng.

Ông Nguyễn Công Vụ-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Pếch-cho biết: “Gia đình anh Trần Ngọc Minh rất chịu khó học hỏi, chăm chỉ làm ăn nên đời sống ngày càng ổn định. Có của ăn của để, gia đình anh Minh tích cực tham gia phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, hăng hái chung tay xây dựng nông thôn mới tại địa phương”.

Năm 2020, Tổ hợp tác trồng dâu-nuôi tằm xã Ia Pếch được thành lập. Hiện tổ có 48 thành viên, anh Minh được tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng. Không phụ lòng tin tưởng của các thành viên, anh bỏ thời gian tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại một số mô hình trồng dâu nuôi tằm hiệu quả trong và ngoài tỉnh. “Mỗi lần anh Minh đi học hỏi kinh nghiệm về đều phổ biến, hướng dẫn những kỹ thuật mới cho chúng tôi. Nhờ đó mà bà con nông dân có thêm kinh nghiệm, kỹ năng phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm, thu hái dâu đúng khoa học, bán kén không bị thương lái ép giá... Gia đình tôi biết ơn anh Minh vì đã chỉ dẫn những kinh nghiệm, kỹ thuật, kỹ năng trồng dâu nuôi tằm, liên kết kinh doanh để có thêm thu nhập trung bình 6 triệu đồng/tháng”-bà Nguyễn Thị Thu Thủy (làng O Pếch) bộc bạch.

Ông Châu Tấn Lập-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ia Grai-nhận xét: “Không chỉ biết làm giàu cho bản thân, anh Minh còn biết chia sẻ, hỗ trợ bà con cùng sản xuất kinh doanh. Do đó, anh được người dân tin tưởng. Mới đây, 10 hộ nông dân người Jrai ở làng Ku Tong (xã Ia Pếch) đăng ký tham gia Tổ hợp tác trồng dâu-nuôi tằm để cùng nhau phát triển sản xuất”.

 

HOÀNG CƯ

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.