9X thu lãi tiền tỉ từ nghề nuôi cá chạch lấu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mô hình nuôi cá chạch lấu thu lãi tiền tỉ của anh Trần Văn Tính (27 tuổi, ngụ ấp Thuận Hưng, TT.Ngã Sáu, H.Châu Thành, Hậu Giang) đang được nhiều nông dân đến tham quan học hỏi.
 
Anh Trần Văn Tính giới thiệu cá thương phẩm chuẩn bị cân cho thương lái ẢNH: THIÊN LỘC
Anh Trần Văn Tính giới thiệu cá thương phẩm chuẩn bị cân cho thương lái ẢNH: THIÊN LỘC

Tốt nghiệp ngành điện tử nhưng anh Tính lại có duyên với nghề nuôi trồng thủy sản. Khởi đầu, anh nuôi cá kiểng. Ít lâu sau, anh cải tạo ao mương, đầu tư xây dựng bể nuôi cá chạch lấu theo đúng quy trình kỹ thuật, với sự cố vấn kỹ thuật của người thân trong gia đình.

Từ diện tích mặt nước ban đầu chỉ có 1.000 m2, đến nay anh Tính đã tăng diện tích thả nuôi lên 2 ha với hơn 30 ao cá thịt (bể đất lót bạt) và nhiều bể xi măng ươm cá giống. Ý tưởng của anh là sản xuất con giống, chuyên ép, ươm và cung cấp cá bột, cá giống cho người nuôi. Sau đó anh mở rộng diện tích mặt nước nuôi thêm cá thương phẩm.
Anh Tính chia sẻ thời gian đầu nuôi cá gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh nghiệm, nhưng bằng ý chí và quyết tâm làm giàu, anh đã vượt qua mọi trở lực để đạt kết quả ngoài mong đợi. Theo anh, nuôi cá chạch lấu cho đẻ phải nắm vững kỹ thuật, biết cách chăm sóc và chịu khó, chịu cực, nhất là giai đoạn thuần dưỡng cá bố mẹ thành thục trước khi kích thích cho đẻ. Trứng cá sau khi vuốt được đặt trên một tấm vỉ lưới trong bể xi măng và phải sụt khí liên tục 24/24 giờ. Đến ngày thứ 6 trứng mới nở.
Cách nuôi dưỡng cá bột cũng kỳ công. Đầu tiên, anh Tính cho ăn trứng nước. Sau 10 ngày tuổi đổi sang ăn trùng chỉ. Khi cá lớn 7 - 8 cm mới bắt đầu cho ăn thức ăn. Thời gian dưỡng cá bột mất 2 tháng 10 ngày mới bắt đầu giao cho khách hàng.
Để đạt năng suất, chất lượng cao, lúc đầu anh phải đi đến tỉnh An Giang và Đồng Tháp, gần biên giới Campuchia chọn cá bố mẹ về làm con giống. Qua một thời gian trải nghiệm, hiện nay trong ao anh đã dự trữ gần 2 tấn cá thịt dùng tuyển chọn con bố mẹ, đủ cung cấp con giống cho khách hàng trên cả nước, nhiều nhất là khu vực ĐBSCL.
Anh Tính cho biết hằng năm cá chạch lấu đẻ từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch. Thời điểm này, bình quân mỗi tháng anh sản xuất hàng trăm ngàn con cá bột và cá giống, giá mỗi con cá giống từ 7.000 - 15.000 đồng, tùy kích cỡ lớn nhỏ. Riêng cá thương phẩm phải mất 12 tháng mới đạt trọng lượng từ 350 - 500 gr/con. Nếu kéo dài thời gian nuôi, trọng lượng tăng lên 1 kg/con, cá có giá hơn. Trước đây, giá cá chạch lấu thịt từ 300.000 - 350.000 đồng/kg, nhưng từ khi dịch Covid-19 xảy ra đến nay, giá giảm mạnh, hiện chỉ còn 290.000 đồng/kg.
Là thanh niên có ý chí làm giàu, tầm nhìn xa nên trong quá trình sản xuất kinh doanh, lúc nào anh Tính cũng năng động và sáng tạo tìm ra hướng đi mới nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chính nhờ vậy mà cuối năm 2019, anh Tính thu lãi khoảng 1,5 tỉ đồng từ cá chạch lấu. Năm 2020, anh ước tính doanh thu sẽ cao hơn nhờ sản lượng cá thịt nhiều hơn và con giống cũng tăng lên.
Nhận thấy mô hình nuôi cá chạch lấu của anh Tính đạt hiệu quả kinh tế cao, nhiều nông dân đã đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm và mua con giống về nuôi. Một vinh hạnh nữa là năm 2019, đại diện Hội Nông dân VN cũng đã đến thăm mô hình nuôi cá chạch lấu của anh Tính.
Theo Thiên Lộc (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

(GLO)- Nhiều người trẻ rời quê lên phố tìm kiếm cơ hội việc làm, còn anh Ksor Chiến (SN 1996, làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại “bỏ phố về quê” để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu-là điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bí thư Chi đoàn Nay H’Hiên làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình với công tác Đoàn, chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) còn là tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, quyết tâm khởi nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Anh Kpuih Xuân chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: M.K

Chàng trai Jrai trồng cây gì, nuôi con gì mà kiếm gần nửa tỷ đồng/năm?

(GLO)- Sau một thời gian làm công nhân tại tỉnh Bình Dương, năm 2020, anh Kpuih Xuân (28 tuổi, làng Tol, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về làng khởi nghiệp từ nông nghiệp. Nhờ chịu khó học hỏi, cần cù và sáng tạo trong sản xuất, chàng trai Jrai đạt lợi nhuận gần nửa tỷ đồng/năm.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang bên vùng nguyên liệu trồng hoa cúc chi hữu cơ. Ảnh: T.D

Cô gái 9X thành công với dòng trà “tiến vua”

(GLO)- Với mong muốn nâng cao giá trị cây dược liệu, năm 2023, chị Nguyễn Thị Thu Trang (SN 1990, trú tại thôn Tân Phong, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã xây dựng vùng nguyên liệu hữu cơ và nghiên cứu cho ra đời dòng sản phẩm trà "tiến vua" từ hoa cúc chi.

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

(GLO)- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Gào (TP. Pleiku) kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận làng C, Rmah Minh là nữ cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết. Chị đã tích cực làm công tác dân vận, giúp đỡ người dân nghèo vươn lên trong cuộc sống.

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Khắp các địa điểm nổi tiếng ở TP.HCM như: Nhà văn hóa Thanh niên, chợ Bến Thành, Hội trường Thống Nhất… đều tấp nập người dân tham quan, chụp ảnh. Nhu cầu lưu giữ những khoảnh khắc đẹp dịp đầu xuân giúp các thợ chụp ảnh trở nên bận rộn, thậm chí kiếm được tiền triệu chỉ trong một buổi sáng.