Khởi nghiệp từ... lá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Suốt 2 năm qua, có một cô gái 9X tự nhận mình 'nhặt lá đá ống bơ' tìm về những cánh rừng già cho đến nhặt chiếc lá rụng rơi bên đường, sưu tầm chúng và cho ra đời sản phẩm sổ tay từ lá vô cùng đẹp mắt.

Nơi góc nhỏ thủ đô, Vũ Thị Hiền cho ra đời những sản phẩm sổ tay độc đáo từ lá - Ảnh: HÀ THANH
Nơi góc nhỏ thủ đô, Vũ Thị Hiền cho ra đời những sản phẩm sổ tay độc đáo từ lá - Ảnh: HÀ THANH
Tốt nghiệp khoa sinh học Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội), Vũ Thị Hiền (24 tuổi, quê Hưng Yên) phỏng vấn xin việc rồi... để đó, cho cha mẹ an tâm là mình không thất nghiệp. Thay vào đó, cô quyết định ở lại Hà Nội, miệt mài ở phòng thí nghiệm nghiên cứu. 
Thời gian này, cô cho ra đời ý tưởng làm sổ tay từ lá và bắt tay vào mở xưởng handmade mang tên "Hoa lá cỏ".
Vẻ đẹp của lá
Suốt 2 năm qua, cô gái có vẻ ngoài thanh thoát vẫn miệt mài trên hành trình đi tìm vẻ đẹp của lá. Từ những chuyến đi thực tập trong rừng, chuyến đi về với thiên nhiên, Hiền đều tự tay sưu tập những chiếc lá. 
"Tôi thích "nhặt lá đá ống bơ" - cô gái nhỏ cười hiền lành chia sẻ về cơ duyên gắn bó với lá - Tôi nhặt lá, để trong sổ và ép, dần dần trau dồi kỹ năng ép lá. Tôi nhìn thấy những chiếc lá rất đẹp, tôi muốn làm một sản phẩm gì đó để truyền tải vẻ đẹp của lá".
Học chuyên ngành sinh học, Hiền có cơ hội được tiếp xúc nhiều với lá. Cô ví quá trình ép lá chẳng khác gì làm thí nghiệm. Cô nàng "bật mí" quan trọng nhất là tìm hiểu cấu trúc mô, gọi nôm na là kinh nghiệm trong việc chọn lá già, lá non hay lá bánh tẻ và căn cứ vào độ mọng nước để chọn và ép lá. 
Làm đi làm lại nhiều lần, nay Hiền có thể đưa ra nhận định tại sao lá bị hư rồi tìm ra cách xử lý các vấn đề của lá. "Cứ ép, ép sai, tìm nguyên nhân để làm lại, dần dần tối ưu quy trình ép lá" - Hiền quả quyết.
"Ép lá không khó, nhưng quan trọng là làm sao để sáng tạo từ chiếc lá đó". Nghĩ là làm, đôi tay khéo léo của cô bạn "trình làng" những cuốn sổ tay thủ công vô cùng bắt mắt. 
Hiền cho biết công đoạn ép lá tối thiểu 1 tháng, tiếp đến là gia công sổ, tự tay cô cắt giấy, khâu hoặc đóng gáy, bọc vải vào bìa sổ và cuối cùng sẽ thoải mái sáng tạo lên những chiếc lá đó.
Những cuốn sổ thủ công đầy màu sắc được Hiền chia theo bộ sưu tập, mỗi cuốn chứa đựng một thông điệp riêng. 
Ấn tượng nhất phải kể đến bộ sưu tập "Những cuốn sổ đến từ rừng già" với những lớp lá này chồng lên lớp lá kia hay bộ sưu tập "Hoa lá cỏ", "Ngộ nghĩnh" lấy cảm hứng từ những nét vẽ ngây thơ của trẻ nhỏ, khi kết hợp với màu sắc của lá sẽ cho ra đời những sản phẩm vô cùng hồn nhiên, đáng yêu.
"Điều đặc biệt nhất ở những cuốn sổ này có lẽ là lá. Cầm trên tay cuốn sổ, mọi người thốt lên: "Ơ, trên này là lá thật", ai cũng thấy hứng thú. 
Một cuốn sổ không chỉ có bìa được làm từ lá, mà phần ruột sổ cho đến khâu gáy, màu sắc đều được phối màu với nhau. Thường thì mỗi người cầm sổ lên sẽ cảm nhận được sự tinh tế, trau chuốt ở từng cuốn sổ" - Hiền bộc bạch.
Kết nối thế giới xung quanh
Nhớ lại chặng đường đầu tiên theo đuổi đam mê, Hiền nói cũng có khó khăn một chút về tài chính, cô vừa sáng tạo vừa nhận việc thiết kế riêng và làm gia sư cho các bạn nhỏ. 
Một năm sau khi ra trường, Hiền giãi bày mọi thứ xoay xở được trong tầm kiểm soát, xưởng handmade "Hoa lá cỏ" dần dần phát triển, được mọi người biết đến nhiều hơn. 
Tự nhận "chưa bao giờ là ổn, kể cả thời điểm này", nhưng Hiền vui mừng nói may mắn đã tạo được lòng tin với cha mẹ, vẫn ủng hộ cô tiếp tục với công việc hiện tại.
Hiền không xin việc làm. Nơi góc nhỏ thủ đô tràn ngập hoa lá, hàng cây xanh mát, cô cho ra đời những sản phẩm sổ tay độc đáo từ lá. 
Tự tay cô làm tất cả mọi việc, từ nhặt lá, ép lá đến gia công sổ. Cô nàng thừa nhận có những lúc gặp khó vì khối lượng công việc dồn dập hay trục trặc trong vấn đề chọn vật liệu, bị dao kéo cắt vào tay trong quá trình gia công sổ... 
"Cái này tôi chỉ đùa thôi, nhưng làm sổ nhiều thì... tay thô ráp, xấu xí, nhiều sẹo hơn. Tôi hay bị đứt tay trong quá trình làm sổ, có lần ngồi đếm sẹo trên tay, ngót nghét cũng 70 vết đứt" - Hiền dí dỏm nói.
Hiện tại xưởng handmade "Hoa lá cỏ" của Hiền phát triển sản phẩm chính là sổ tay từ lá với giá dao động từ 200.000-300.000 đồng/cuốn. Ngoài ra, xưởng còn cho ra đời các sản phẩm khác như bưu thiếp, kẹp sách, giấy viết thư. 
Mỗi sản phẩm trao đi, cô chủ nhỏ có đính kèm thêm ghi chú chia sẻ cho khách hàng cách bảo quản, tránh nơi ẩm mốc để tăng tuổi thọ cho những cuốn sổ thủ công.
Cô chủ 9X cho biết để thị trường công nhận sản phẩm thủ công của tiệm "Hoa lá cỏ" là cả một quá trình. 
Suốt 2 năm qua, Hiền tìm đến cộng đồng những người yêu thích đồ thủ công, liên kết với nhau để tạo ra một "cộng đồng thủ công vững mạnh", lan tỏa cho nhiều người thấy được giá trị của đồ thủ công.
Không chỉ phát triển sản phẩm sổ tay, mỗi tháng Hiền cùng các bạn tình nguyện viên còn mở workshop kết nối những người cùng đam mê, chia sẻ cách sáng tạo sổ tay từ lá. 
Sắp tới, Hiền mong muốn sẽ mở thêm nhiều buổi chia sẻ nhằm lan tỏa tình yêu về lá đến với các bạn trẻ, đồng thời cho ra nhiều sản phẩm độc đáo khác lấy cảm hứng từ lá.

Lên rừng tìm cảm hứng

 

Hai năm theo đuổi đam mê, Hiền thừa nhận cũng có khoảng thời gian bị hẫng, không có cảm hứng sáng tạo. Những lúc đó, cô chọn công việc liên quan đến gia công sổ như cắt giấy, khâu bìa sổ.

 

Sau đó sẽ tặng cho bản thân những chuyến đi rừng vừa thư giãn đầu óc, vừa "nhặt lá đá ống bơ" trên rừng, đặc biệt những mẻ lá mới sẽ giúp cô có thêm cảm hứng sáng tạo.

 

"Trước đó tôi làm trong môi trường khoa học, rất thích khoa học nhưng cảm thấy nó chưa đủ. Làm công việc này, tôi có thể kết nối được với những người giống mình. Có những lúc cảm thấy rất vui, hạnh phúc với công việc đang làm. Tôi nghĩ đó là câu trả lời cho chuyện mình đang đi đúng hướng" - Vũ Thị Hiền tâm niệm.

HÀ THANH (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.