9X sống khỏe nhờ trồng cây kiểng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tận dụng diện tích nhỏ trong khuôn viên nhà, chị Huỳnh Thúy Quỳnh ( An Giang) đã thành công và sống khỏe với thu nhập hơn chục triệu đồng/tháng nhờ mô hình trồng sen đá, xương rồng, bonsai cây kiểng.
6 năm trước, sau khi tốt nghiệp đại học, chị Quỳnh (28 tuổi, ngụ ấp Đông Phú 1, xã Vĩnh Thành, H.Châu Thành, An Giang) về quê làm việc để tiện bề gần gũi, chăm sóc người thân. Vốn đam mê cây cảnh, chị mua sen đá, xương rồng về trồng, đồng thời đọc sách, học hỏi kinh nghiệm của nhiều người, áp dụng thực tế giúp cây phát triển tốt.
Việc chăm sóc cây sau những buổi làm việc khiến tinh thần chị rất thoải mái. Chị cứ nghĩ chỉ là thú chơi tao nhã, nhưng không ngờ nhiều người tìm đến hỏi mua khiến chị quyết định chọn cây kiểng để khởi nghiệp, vừa để thỏa mãn niềm đam mê và đem lại nguồn thu nhập cho bản thân.

Chị Quỳnh khởi nghiệp thành công với mô hình trồng cây kiểng. Ảnh: Anh Thơ
Chị Quỳnh khởi nghiệp thành công với mô hình trồng cây kiểng. Ảnh: Anh Thơ
Sau đó, chị Quỳnh được Huyện đoàn Châu Thành hỗ trợ, giới thiệu vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện với lãi suất 0% từ đề án “Hỗ trợ thanh niên thoát nghèo và phát triển bền vững”. Chị dùng nguồn vốn này mua sắm chậu và các loại cây giống. Rồi chị khéo léo tính toán khi tận dụng khoảnh đất trống vài trăm mét vuông trước nhà và hành lang để trồng đủ loại sen đá, xương rồng, bonsai linh sam và cây kiểng. Đến nay, chị đã sở hữu gần trăm loại cây kiểng.
Ngoài bán trực tiếp tại nhà, chị Quỳnh còn chào bán cây kiểng qua mạng xã hội Facebook, Zalo. Giá sen đá, xương rồng dao động từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng mỗi chậu. Riêng bonsai linh sam, cây kiểng thì giá từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng/cây. Đồng thời, chị còn nhận chăm sóc thuê các loại cây kiểng. Khách hàng của chị ở khắp các tỉnh thành. Trừ chi phí, mỗi tháng chị thu lãi từ 10 - 15 triệu đồng nhờ việc bán các loại cây kiểng nói trên.
Chị Quỳnh chia sẻ: “Các loại sen đá, xương rồng, cây kiểng rất nhẹ công chăm sóc. Hướng tới, tôi sẽ mở rộng quy mô, diện tích trồng các loại cây cảnh này; đồng thời nhập nhiều giống mới sen đá, cây kiểng để phục vụ nhu cầu người thưởng thức hoa kiểng”.
Dùng cây kiểng để khởi nghiệp tại quê nhà với thu nhập trên chục triệu đồng mỗi tháng, chị Quỳnh được xem là một trong những gương điển hình về phong trào lập thân, lập nghiệp ở thôn quê. Đặc biệt, chị sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, bí quyết cho những ai có nhu cầu.
Theo An Thơ (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.