8X tuổi Sửu thành tỉ phú đô la chỉ sau 4 năm khởi nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lấy bằng tiến sĩ về khoa học máy tính ở 25 tuổi, ông Trần Thiên Thạch (tuổi Sửu) còn trở thành một trong những tỉ phú đôla trẻ nhất ở Trung Quốc chỉ sau 4 năm lập công ty.
 
Tổng giám đốc điều hành Công ty Công nghệ Cambricon Trần Thiên Thạch trưng cặp chip tại một cuộc họp báo ở Thượng Hải hồi tháng 3.2018. Ảnh: CHỤP MÀN HÌNH HOÀN CẦU THỜI BÁO
Tổng giám đốc điều hành Công ty Công nghệ Cambricon Trần Thiên Thạch trưng cặp chip tại một cuộc họp báo ở Thượng Hải hồi tháng 3.2018. Ảnh: CHỤP MÀN HÌNH HOÀN CẦU THỜI BÁO
Ông Trần Thiên Thạch, sinh năm 1985 (Ất Sửu), được mẹ là nhà giáo dục và ba là kỹ sư điện nuôi lớn lên ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Ông được nhận vào Trường tài năng trẻ của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc vào lúc 16 tuổi và lấy bằng tiến sĩ từ Trường Khoa học máy tính và công nghệ của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc khi mới 25 tuổi.
Sau khi lấy bằng tiến sĩ vào năm 2010, ông Trần Thiên Thạch trở thành nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ máy tính thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, theo thông tin trên trang website của Trường Tài năng trẻ.
Đến tháng 3.2016, ông Trần cùng anh trai là Trần Vân Tễ (38 tuổi, học tại Trường Tài năng trẻ lúc 14 tuổi và lấy bằng tiến sĩ vào lúc 24 tuổi) lập công ty khởi nghiệp mang tên Công ty Công nghệ Cambricon ở Bắc Kinh, với vốn đăng ký ban đầu là 360 triệu nhân dân tệ (hơn 5,5 triệu USD). Ông Trần Thiên Thạch giữ chức chủ tịch và tổng giám đốc điều hành Cambricon.
 
Hai em Trần Vân Tễ (trái) và Trần Thiên Thạch. Ảnh: CHỤP MÀN HÌNH SCGY.USTC.EDU.CN
Hai em Trần Vân Tễ (trái) và Trần Thiên Thạch. Ảnh: CHỤP MÀN HÌNH SCGY.USTC.EDU.CN
Hai anh em nhà họ Trần đặt ra sứ mệnh của Cambricon là phát triển chip máy tính dành cho các ứng dụng về trí tuệ nhân tạo (AI), cho phép các máy móc càng ngày càng nhỏ và tiết kiệm điện, với giá cả thấp hơn, theo tờ South China Morning Post.
Đến tháng 6.2018, Cambricon có giá lên tới 2,5 tỉ USD, theo thông báo của công ty. Con số này cho thấy Cambricon trở thành một trong số công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực AI có giá nhất sau khi đã thu hút được hàng trăm triệu USD trong các vòng thu hút vốn.
Danh sách những nhà đầu tư lớn gồm có tập đoàn Alibaba và công ty công nghệ thông tin iFlyTek, cả hai nằm trong số 4 công ty được chính phủ Trung Quốc nêu tên trong năm 2017 như là các đối tác AI của nước này trong chiến lược đầy tham vọng là thúc đẩy quốc gia trở thành nước dẫn đầu công nghệ toàn cầu.
 
Công ty Công nghệ Cambricon. Ảnh: CHỤP MÀN HÌNH SCGY.USTC.EDU.CN
Công ty Công nghệ Cambricon. Ảnh: CHỤP MÀN HÌNH SCGY.USTC.EDU.CN
Đến năm 2019, trong lúc hầu hết khách hàng có thể không biết về Cambricon, nhưng những con chip AI của công ty 3 năm tuổi này đã có mặt khắp nơi, được sử dụng cho gần 100 triệu máy điện thoại thông minh và máy chủ, trong đó có thiết bị của Tập đoàn Công nghệ Huawei và Alibaba, theo South China Morning Post.
Đến tháng 7.2020, giá mở cửa của cổ phiếu Cambricon trong ngày giao dịch đầu tiên tăng lên 215,22 nhân dân tệ, tăng hơn 290% so với giá phát hành là 64,39 nhân dân tệ. Ngoài ra, ông Trần Thiên Thạch (tuổi Sửu) đứng thứ 185 trong danh sách 400 người giàu nhất Trung Quốc năm 2020 của tạp chí Forbes, với tài sản ròng ước tính 3,04 tỉ USD, trở thành một trong số tỉ phú trẻ tuổi nhất của nước này.
Theo Văn Khoa (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

(GLO)- Nhiều người trẻ rời quê lên phố tìm kiếm cơ hội việc làm, còn anh Ksor Chiến (SN 1996, làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại “bỏ phố về quê” để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu-là điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bí thư Chi đoàn Nay H’Hiên làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình với công tác Đoàn, chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) còn là tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, quyết tâm khởi nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Anh Kpuih Xuân chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: M.K

Chàng trai Jrai trồng cây gì, nuôi con gì mà kiếm gần nửa tỷ đồng/năm?

(GLO)- Sau một thời gian làm công nhân tại tỉnh Bình Dương, năm 2020, anh Kpuih Xuân (28 tuổi, làng Tol, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về làng khởi nghiệp từ nông nghiệp. Nhờ chịu khó học hỏi, cần cù và sáng tạo trong sản xuất, chàng trai Jrai đạt lợi nhuận gần nửa tỷ đồng/năm.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang bên vùng nguyên liệu trồng hoa cúc chi hữu cơ. Ảnh: T.D

Cô gái 9X thành công với dòng trà “tiến vua”

(GLO)- Với mong muốn nâng cao giá trị cây dược liệu, năm 2023, chị Nguyễn Thị Thu Trang (SN 1990, trú tại thôn Tân Phong, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã xây dựng vùng nguyên liệu hữu cơ và nghiên cứu cho ra đời dòng sản phẩm trà "tiến vua" từ hoa cúc chi.

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

(GLO)- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Gào (TP. Pleiku) kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận làng C, Rmah Minh là nữ cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết. Chị đã tích cực làm công tác dân vận, giúp đỡ người dân nghèo vươn lên trong cuộc sống.

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Khắp các địa điểm nổi tiếng ở TP.HCM như: Nhà văn hóa Thanh niên, chợ Bến Thành, Hội trường Thống Nhất… đều tấp nập người dân tham quan, chụp ảnh. Nhu cầu lưu giữ những khoảnh khắc đẹp dịp đầu xuân giúp các thợ chụp ảnh trở nên bận rộn, thậm chí kiếm được tiền triệu chỉ trong một buổi sáng.