700 học sinh lớp 12 ở Pleiku được tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 25-1, tại Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), Báo Giáo dục TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh tổ chức chương trình tư vấn hướng nghiệp, xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2021 với chủ đề “Tiếp bước trường thi”.
Tham dự chương trình có ông Nguyễn Văn Long-Phó Giám đốc Sở GD-ĐT; nhà báo Trần Ngọc An-Trưởng ban Trị sự Báo Giáo dục TP. Hồ Chí Minh; các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý giáo dục; đại diện một số trường đại học, cao đẳng trên cả nước cùng 700 học sinh lớp 12 Trường THPT TP. Pleiku và Trường THPT Phan Bội Châu.
Quang cảnh chương trình. Ảnh: Hồng Thi
Quang cảnh chương trình. Ảnh: Hồng Thi
Tại chương trình, các em học sinh đã được giáo viên trong Ban tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng tư vấn, cung cấp những thông tin liên quan đến: các mốc thời gian quan trọng của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021; những điểm cần lưu ý khi tuyển sinh đại học; phương thức tuyển sinh của một số trường đại học; cách lựa chọn tổ hợp xét tuyển có cơ hội trúng tuyển cao nhất... Trên cơ sở những thông tin được tư vấn, các em học sinh đã nêu nhiều câu hỏi, thắc mắc liên quan đến việc chọn ngành nghề và kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp đến.
Phát biểu tại chương trình, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Văn Long cho hay: Qua nhiều năm đồng hành cùng Báo Giáo dục TP. Hồ Chí Minh, Sở GD-ĐT Gia Lai đánh giá cao hiệu quả của chương trình trong công tác hướng nghiệp tuyển sinh, góp phần hỗ trợ tư vấn chọn trường, chọn ngành cho hàng ngàn học sinh của tỉnh mỗi năm. Chương trình không chỉ tạo cầu nối thông tin hữu hiệu giữa các trường đại học, cao đẳng với học sinh và phụ huynh mà còn mang đến những thông tin mới nhất từ nhu cầu thị trường lao động ở các lĩnh vực khác nhau trên cả nước cũng như trong khu vực.
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT cũng khẳng định, Sở sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ, tích cực tham gia các hoạt động tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp nói chung và chương trình của Báo Giáo dục TP. Hồ Chí Minh nói riêng để hỗ trợ thông tin tốt nhất cho các thí sinh.
Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh tặng 5 suất học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Hồng Thi.
Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh tặng 5 suất học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Hồng Thi
Chương trình nhằm giúp các em học sinh lớp 12 nắm chắc, hiểu rõ những quy định quan trọng về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và có cái nhìn tổng quan về ngành nghề, từ đó đưa ra được quyết định đúng đắn trong việc chọn ngành, chọn trường phù hợp.
Dịp này, Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh đã tặng 5 suất học bổng (mỗi suất trị giá 1 triệu đồng) cho 5 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn của 2 trường: THPT Phan Bội Châu và THPT Pleiku.
HỒNG THI

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Lê Văn Vũ (19 tuổi) là người đứng sau loạt phim hoạt hình triệu view, như Chàng trai bất tử (11,2 triệu lượt xem), Yêu em trong mơ (1,8 triệu lượt xem), series Tây Du Ký gen Z (7,6 triệu lượt xem)... Nhờ công việc này, Vũ đã có thêm thu nhập ổn định từ khi còn là học sinh.

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này bằng câu chuyện về một người thợ sửa đồng hồ đã phát triển thành một chuỗi của hàng sửa chữa đồng hồ uy tín. Câu chuyện của anh nhắc nhở chúng ta hãy tranh thủ từng tích tắc với công việc mình đang làm và thành công đang ở phía trước…

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.