60% hộ dân một xã ở Đắk Nông bị 'tra tấn' vì mùi hôi từ trại heo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo nội dung phản hồi của UBND H.Đắk Glong (Đắk Nông) đến Báo Thanh Niên, mùi hôi từ trại nuôi heo đã ảnh hưởng đến đời sống của 60% hộ dân trên địa bàn xã Quảng Sơn (H.Đắk Glong).

Ngày 26.8, UBND H.Đắk Glong (Đắk Nông) có văn bản gửi cho Báo Thanh Niên, liên quan bài viết "Chịu không nổi mùi hôi từ trại nuôi heo", đăng ngày 3.8

Liên quan đến nội dung bài báo, UBND H.Đắk Glong khẳng định những nội dung báo phản ánh là đúng sự thật, vụ việc xảy ra trên địa bàn xã Quảng Sơn (H.Đắk Glong).

Mùi hôi thối từ trại nuôi heo ảnh hưởng đến 60% hộ dân trên địa bàn xã Quảng Sơn (H.Đắk Glong). Ảnh: XUÂN LÂM

Mùi hôi thối từ trại nuôi heo ảnh hưởng đến 60% hộ dân trên địa bàn xã Quảng Sơn (H.Đắk Glong). Ảnh: XUÂN LÂM

UBND H.Đắk Glong cho biết, trước đó, ngày 5.7, Sở TN-MT và Công an tỉnh Đắk Nông đã phối hợp các cơ quan chức năng liên quan kiểm tra, xác minh hiện trạng tại dự án trang trại nuôi heo Quảng Sơn (thôn Quảng Tiến, xã Quảng Sơn).

Theo UBND H.Đắk Glong, mùi hôi thối phát tán tại xã Quảng Sơn có nguồn gốc từ trại nuôi heo Quảng Sơn. Đơn vị quản lý trang trại này là Công ty TNHH chăn nuôi Quảng Sơn, cam kết xử lý xong trong tháng 7.2023. Tuy nhiên, theo báo cáo của UBND xã Quảng Sơn, mùi hôi vẫn còn phát tán, ảnh hưởng đến đời sống của 60% hộ dân trên địa bàn xã.

Dòng suối đen ngòm cạnh trại heo, ảnh được người dân xã Quảng Sơn chụp vào tháng 6.2023. Ảnh: Người dân cung cấp

Dòng suối đen ngòm cạnh trại heo, ảnh được người dân xã Quảng Sơn chụp vào tháng 6.2023. Ảnh: Người dân cung cấp

Để giải quyết triệt để vấn đề trên, UBND H.Đắk Glong đã báo cáo, đề xuất với UBND tỉnh Đắk Nông chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá lại hệ thống xử lý nước thải của trang trại chăn nuôi heo Quảng Sơn trước khi cấp giấy phép môi trường.

Với trường hợp hệ thống xử lý nước thải của trang trại không đáp ứng các điều kiện (hoặc không đúng theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã phê duyệt) thì yêu cầu chủ đầu tư phải giảm quy mô, công suất hoạt động của dự án; hoặc xây dựng, cải tạo lại hệ thống xử lý nước thải cho phù hợp.

Khu vực mương thoát nước gần trại heo có màu đục ngòm, nhiều “chất lạ” vón cục. Ảnh: XUÂN LÂM

Khu vực mương thoát nước gần trại heo có màu đục ngòm, nhiều “chất lạ” vón cục. Ảnh: XUÂN LÂM

Trước đó, ngày 3.8, Báo Thanh Niên đăng bài viết "Chịu không nổi mùi hôi từ trại nuôi heo", phản ánh tình trạng nhiều người dân xã Quảng Sơn rất khổ sở vì mùi hôi thối từ trang trại nuôi heo.

Đáng chú ý, qua kiểm tra thực tế, UBND H.Đắk Glong ghi nhận lượng nước thải của trại heo đã chảy qua cống thoát nước mưa, rồi theo mương thoát nước chảy ra suối Đắk N'ting về trung tâm xã. Việc xả thải gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã Quảng Sơn.

Từng bị phạt hàng trăm triệu đồng

Tháng 10.2020, UBND tỉnh Đắk Nông xử phạt hành chính Công ty TNHH chăn nuôi Quảng Sơn hàng trăm triệu đồng do vi phạm trong lúc xây dựng trang trại nuôi heo. Cụ thể, phạt 210 triệu đồng về hành vi "hủy hoại đất trong trường hợp làm biến dạng địa hình", 170 triệu đồng về hành vi "chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn". Công ty này bị yêu cầu khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu.

Đến đầu năm 2021, ông Nguyễn Đình Trung, khi đó là Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông đã ký chấp thuận chủ trương đầu tư đối với trang trại nuôi heo do Công ty TNHH chăn nuôi Quảng Sơn làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 200 tỉ đồng; quy mô hơn 26 ha tại xã Quảng Sơn, thời gian hoạt động 50 năm.

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null