6 hộ dân ở Kon Tum mất hơn 100 gốc sâm Ngọc Linh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- 6 hộ dân của làng Đăk Van Linh, xã Văn Xuôi (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) phát hiện trong khu vực vườn sâm của mình trồng tại Tiểu khu 237 bị kẻ gian đột nhập, nhổ trộm hơn 100 cây sâm Ngọc Linh.
Theo Thanh Niên, tối 22-10, UBND xã Văn Xuôi (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) cho biết, người dân sinh sống trên địa bàn vừa bị mất trộm hơn 100 cây sâm Ngọc Linh.
Ông Cao Minh Luyến-Chủ tịch UBND xã Văn Xuôi (huyện Tu Mơ Rông) thông tin, Công an huyện Tu Mơ Rông đang điều tra, truy tìm thủ phạm trộm hơn 100 cây sâm Ngọc Linh của người dân trên địa bàn xã.
Theo thông tin ban đầu, ngày 19-10, 6 hộ dân của làng Đăk Van Linh phát hiện trong khu vực vườn sâm của mình trồng tại Tiểu khu 237 bị kẻ gian đột nhập, nhổ trộm hơn 100 cây sâm Ngọc Linh.
6 hộ dân bị trộm hơn 100 cây sâm Ngọc Linh
6 hộ dân bị trộm hơn 100 cây sâm Ngọc Linh
Số cây sâm bị trộm này do bà con lấy củ sâm rừng trồng và chăm sóc, bảo vệ đến nay đã 3-5 năm tuổi. Trong đó, hộ bị mất nhiều nhất là gia đình anh A Lối, mất 50 cây sâm và hộ anh A Tiếng mất 40 cây. Các hộ còn lại mất từ 1-7 cây.
Hiện, lực lượng Công an huyện đang điều tra, tích cực truy tìm thủ phạm trộm sâm để xử lý theo quy định của pháp luật.
Tờ Giáo dục và Thời đại thông tin, cây sâm Ngọc Linh là một trong những loại dược liệu quý nên được mệnh danh là Quốc bảo của Việt Nam. Cây sinh trưởng và phát triển dưới tán rừng tự nhiên có độ che phủ tối thiểu 70% và độ cao từ 1.200-2.500 m. Do chứa nhiều hoạt chất bổ dưỡng và rất quý hiếm nên Sâm Ngọc Linh có giá dao động từ 150-300 triệu đồng/kg.
Vì quý hiếm nên loại cây này rất dễ bị mất trộm, trước đó, anh A Pim (trú thôn Tân Rát, xã Ngọc Linh, huyện Đak Glei) cũng phát hiện tại vườn sâm Ngọc Linh của gia đình bị mất 30 gốc loại 12 năm tuổi, mỗi củ đạt từ 100-180 gr, tổng trị giá hơn 500 triệu đồng.
Việc sâm Ngọc Linh bị mất trộm trong thời gian qua đã dấy lên nhiều lo ngại cho người dân trồng sâm ở huyện Đăk Glei và Tu Mơ Rông.
L.H (tổng hợp)
 

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null