50 năm thống nhất đất nước: Ngày 20/4/1975 - Chỉ thị chuẩn bị tổng khởi nghĩa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 20/4/1975, Ban Thường vụ Thành ủy Sài Gòn-Gia Định chỉ thị nêu rõ các tổ chức cần chủ động phối hợp với các binh đoàn chủ lực hoàn thành nhiệm vụ tổng khởi nghĩa, chậm nhất vào ngày 1/5/1975.

Ngày 9/4/1975, quân ta tiến công vào thị trấn Xuân Lộc, căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông Bắc. Ngày 21/4, quân địch ở Xuân Lộc tháo chạy, cửa ngõ vào Sài Gòn từ hướng Đông Bắc đã được mở. Ngay từ khi mất Xuân Lộc, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Ảnh: TTXVN
Ngày 9/4/1975, quân ta tiến công vào thị trấn Xuân Lộc, căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông Bắc. Ngày 21/4, quân địch ở Xuân Lộc tháo chạy, cửa ngõ vào Sài Gòn từ hướng Đông Bắc đã được mở. Ngay từ khi mất Xuân Lộc, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Ảnh: TTXVN

Ngày 20/4/1975, Ban Thường vụ Thành ủy Sài Gòn-Gia Định chỉ thị cho các lực lượng chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Chỉ thị nêu rõ: các tổ chức cần chủ động phối hợp với các binh đoàn chủ lực hoàn thành nhiệm vụ tổng khởi nghĩa, chậm nhất vào ngày 1/5/1975.

Trước đó, đêm 20/4/1975, trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân địch ở Xuân Lộc rút chạy theo đường liên tỉnh số 2 về Bà Rịa. Quân đoàn 4 và các đơn vị Quân khu 7 chặn đánh, tiêu diệt một bộ phận lớn.

Thành ủy Sài Gòn-Gia Định chỉ thị chuẩn bị tổng khởi nghĩa

Chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy, từ đầu tháng 4/1975, Ban Thường vụ Thành ủy Sài Gòn-Gia Định đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng lực lượng.

Lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu hỗ trợ quần chúng nổi dậy, xây dựng hành lang, bàn đạp, đánh chiếm các đầu cầu vùng ven và mục tiêu trong thành phố.

Lực lượng an ninh tổ chức thành 4 cụm sẵn sàng phối hợp đánh chiếm Tổng nha Cảnh sát, Nha Cảnh sát Đô thành, các ty cảnh sát quận; lực lượng quân báo sẵn sàng đánh chiếm trụ sở cơ quan tình báo trung ương của địch.

Lực lượng công nhân sẵn sàng chiếm lĩnh, bảo vệ các nhà máy, xí nghiệp, đặc biệt là các nhà máy điện, nước.

Lực lượng Thành đoàn sẵn sàng phát động quần chúng khởi nghĩa ở các khu vực Bàn Cờ, Vườn Chuối, Đa Kao, Tân Định, Phú Nhuận, Khánh Hội - Vĩnh Hội, Tân Phú, Bảy Hiền. Ban Hoa vận bố trí cán bộ chỉ đạo khởi nghĩa ở 10 vùng trọng điểm thuộc các quận 5, 6 và 11.

Ban Phụ vận tổ chức các tổ cứu phòng, tiếp tế, y tế, trật tự vệ sinh, in may.

Ban Binh vận, Ban Trí vận thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng được phân công.

Đồng bào ven đô Sài Gòn phối hợp nổi dậy trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Ngày 20/4/1975, Ban Thường vụ Thành ủy Sài Gòn-Gia Định chỉ thị cho các lực lượng chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Chỉ thị nêu rõ: các tổ chức cần chủ động phối hợp với các binh đoàn chủ lực hoàn thành nhiệm vụ tổng khởi nghĩa, chậm nhất vào ngày 1/5/1975.

Ngay sau Chỉ thị ngày 20/4 của Ban Thường vụ Thành ủy, lực lượng vũ trang và nhân dân Sài Gòn-Gia Định khẩn trương hoàn tất mọi công tác chuẩn bị, sẵn sàng đón thời cơ phối hợp với các binh đoàn chủ lực giải phóng thành phố.

Quân địch ở Xuân Lộc rút chạy

Ðêm 20/4/1975, trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân địch ở Xuân Lộc rút chạy theo đường liên tỉnh số 2 về Bà Rịa. Quân đoàn 4 và các đơn vị Quân khu 7 chặn đánh, tiêu diệt một bộ phận lớn.

Cùng lúc, Sư đoàn 5 (Ðoàn 232) tiến công khu vực phòng thủ của địch ở Thủ Thừa-Bến Lức và củng cố bàn đạp ở phía tây thị xã Tân An diệt đồn bốt địch, mở đường đưa binh khí kỹ thuật xuống bắc đường 4. Sư đoàn 3 và Sư đoàn 9 tổ chức hành quân theo từng phân đội nhỏ, lập trận địa pháo ngay trên đường chi viện cho bộ binh, mở được khu vực An Ninh, Lộc Giang, tạo bàn đạp tiến đánh Sài Gòn.

Cùng ngày, thực hiện việc triển khai lực lượng chiếm lĩnh trận địa chuẩn bị cho Chiến dịch Hồ Chí Minh, Trung đoàn 148 (Sư đoàn 316, Quân đoàn 3) bất ngờ đánh chiếm cứ điểm Bầu Nâu, Trà Võ, sau đó, đánh bại lực lượng địch phản kích, làm chủ một đoạn dài 7 km trên đường 22 từ Cẩm An đến Bến Mương.

Sư đoàn 8 chủ lực Khu 8, các trung đoàn 24, 88 do Miền tăng cường, hai tiểu đoàn bộ đội địa phương Long An đẩy mạnh hoạt động, diệt 45 đồn bốt, phân chi khu quân sự của địch, giải phóng 12 xã thuộc các huyện Châu Thành, Cầu Ðước, Tân Trụ. Sư đoàn 4 (Quân khu 9) đưa lực lượng áp sát Cần Thơ. Bộ đội đặc công đánh phá khống chế sân bay Trà Nóc.

Ngày 20/4/1975, lực lượng đi đầu của Quân đoàn 2-cánh quân phía đông tiến đến Rừng Lá, cách Xuân Lộc gần 20 km.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

50 năm đất nước thống nhất: Ngôi trường kết hợp giáo dục 2 miền Nam, Bắc

50 năm đất nước thống nhất: Ngôi trường kết hợp giáo dục 2 miền Nam, Bắc

Đi lên từ những ngày gian khó khi quê hương vừa trải qua cuộc chiến tranh khốc liệt, thầy cô ngôi trường ở Quảng Trị được giao trọng trách hồi sinh sự nghiệp giáo dục trên quê hương, mà ở đó mỗi tấc đất đều thấm đẫm máu xương của biết bao chiến sĩ, đồng bào.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.