2 bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối khỏi bệnh nhờ vắc xin thử nghiệm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Hai bệnh nhân ở Mỹ bị ung thư di căn giai đoạn cuối được tiêm vắc xin ung thư thử nghiệm, đã khỏi bệnh hoàn toàn.
Bệnh nhân ung thư di căn thường có cơ hội sống sót rất thấp. Với một số loại ung thư, tỷ lệ sống sót sau 5 năm chỉ là 6%, theo Mayo Clinic.
Cả hai bệnh nhân đều được tiêm một loại vắc xin - do Bệnh viện Mount Sinai nổi tiếng của Mỹ phát minh ra, giúp nhanh chóng làm tan khối u nguyên phát và dạy cho cơ thể cách săn lùng và tiêu diệt các tế bào ung thư đã lan rộng ra nơi khác, theo Daily Mail.
Bà Stephanie Gangi, 66 tuổi, bị ung thư vú di căn: Khỏi bệnh hoàn toàn
Sau hơn 20 năm chiến đấu với ung thư và 12 đợt phẫu thuật và điều trị tàn khốc, bà Stephanie Gangi, 66 tuổi, đã sẵn sàng bỏ cuộc.
Khi các bác sĩ tìm thấy một khối u mới có kích thước bằng quả bưởi trên tuyến thượng thận của bà vào năm ngoái, bà không còn đủ sức vào hóa trị nữa, nên bà đã từ chối điều trị tiếp.

Hai bệnh nhân ung thư di căn giai đoạn cuối tiêm vắc xin ung thư thử nghiệm đã thuyên giảm trong vòng vài tháng. MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Hai bệnh nhân ung thư di căn giai đoạn cuối tiêm vắc xin ung thư thử nghiệm đã thuyên giảm trong vòng vài tháng. MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Thế là bác sĩ điều trị đã báo cho bà: Có một cuộc thử nghiệm lâm sàng đang bắt đầu và tôi nghĩ nó sẽ rất tốt cho bà.
Bà Gangi đã được đưa vào thử nghiệm ở New York (Mỹ) dành cho những bệnh nhân ung thư di căn khắp cơ thể và hầu như không thể chữa khỏi.
Bà Gangi được tiêm trực tiếp vắc xin vào khối u lớn nhô ra khỏi xương ức. Trong vòng 2 tháng, khối u đã hoàn toàn biến mất, theo Daily Mail.
Tiến sĩ Thomas Marron - thành viên của nhóm phát minh, cho biết “cảm giác giống như trúng số” khi ông nhìn thấy phim chụp cho thấy khối u tuyến thượng thận của bà Gangi đã biến mất.
Ông nói thêm: Khối u đó rất có thể đã cướp đi mạng sống của bà ấy.
Ông William Morrison, 53 tuổi, bị ung thư máu di căn: Khỏi bệnh hoàn toàn
Ông Morrison, 53 tuổi, đến từ New York (Mỹ), được chẩn đoán mắc ung thư máu vào năm 2017.
Mọi thứ trở nên tồi tệ nhất vào năm 2018, khi căn bệnh ung thư trở nên hung hãn hơn và lan đến háng và cổ.

Bệnh nhân ung thư di căn thường có cơ hội sống sót rất thấp. MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bệnh nhân ung thư di căn thường có cơ hội sống sót rất thấp. MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Ông đã thuyên giảm một thời gian ngắn nhờ hóa trị vào năm 2019, nhưng lại tái phát ngay khi bắt đầu đại dịch.
Chán nản vì điều này, ông đã đồng ý thử một phiên bản vắc xin thử nghiệm mới và cải tiến hơn vào năm 2020. Trong vòng 6 tháng, các khối u đã biến mất hoàn toàn, theo Daily Mail.
Vắc xin được tiêm trực tiếp vào các khối u, có nghĩa là những bệnh nhân hiện có khối ung thư bên ngoài sẽ có hiệu quả.
Vắc xin chứa liều lượng cao hơn của một loại protein tự nhiên giúp nhân nhanh số lượng tế bào đuôi gai trong cơ thể - còn được gọi là tế bào “giáo sư”. Chúng tiêu diệt khối u và dạy các tế bào T trong cơ thể cảnh giác với các tế bào ung thư đã lan ra nơi khác.
Vắc xin mới nằm trong số hàng trăm loại vắc xin và thuốc điều trị ung thư thử nghiệm đang trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu.
Vắc xin mới có tổng cộng 17 mũi tiêm vào khối u và thêm 8 mũi vào cánh tay trong vòng 6 tháng.
Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nội soi tiêu hóa phát hiện sớm các bệnh lý tiêu hóa, điều trị hiệu quả

Nội soi tiêu hóa phát hiện sớm các bệnh lý tiêu hóa, điều trị hiệu quả

(GLO)- Với máy móc hiện đại, bác sĩ nhiều kinh nghiệm, đội ngũ y tế ân cần, chuyên nghiệp nên nhiều người dân đã lựa chọn nội soi dạ dày-nội soi đại tràng tại Phòng khám đa khoa SYSMED Phù Đổng (02A Phù Đổng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) giúp tầm soát sớm các bệnh lý tiêu hóa và điều trị hiệu quả.

Gia Lai: Tập huấn Chương trình phong năm 2024

Gia Lai: Tập huấn Chương trình phong năm 2024

(GLO)- Trong 2 ngày 14 và 15-11, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức lớp tập huấn Chương trình phong năm 2024 cho 56 cán bộ, nhân viên y tế phụ trách công tác phòng- chống bệnh phong trên địa bàn tỉnh.