12 giờ sinh tử tìm đường sống từ biển khơi để trở về

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
23 giờ ngày 7/9, trong cuộc gọi chập chờn, thuyền trưởng Lê Văn Tiến chỉ kịp dặn con trai: “Hai mẹ con cố gắng sống tốt. Bố sẽ cố gắng tìm cách trở về, nhưng cũng không biết thế nào”. Vài giây sau, liên lạc giữa hai bên bị ngắt.

23 giờ ngày 7/9, trong cuộc gọi chập chờn, thuyền trưởng Lê Văn Tiến chỉ kịp dặn con trai: “Hai mẹ con cố gắng sống tốt. Bố sẽ cố gắng tìm cách trở về, nhưng cũng không biết thế nào”. Vài giây sau, liên lạc giữa hai bên bị ngắt.

Cùng với 2 đồng nghiệp, ông Tiến, thuyền trưởng tàu VT09 của Công ty TNHH Việt Thuận đã mắc kẹt ngoài khơi Quảng Ninh sau cơn cuồng nộ của bão. May mắn, họ đã thực sự tìm được cách trở về…

4 cuộc gọi sinh tử từ tâm bão

Thuyền trưởng Lê Văn Tiến, 50 tuổi, hiện trú tại thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) đã có hơn 30 năm kinh nghiệm đi biển. Trước ngày bão số 3 ập vào, ông cùng 8 thuyền viên khác đã đưa VT09 vào bờ neo đậu. Trên con tàu có trọng tải 1.000 tấn, các thành viên nín thở chờ cơn cuồng phong đang kéo về từ phía đại dương.

7 giờ sáng 7/9, trời Hạ Long dần đen kịt và lất phất mưa. Gió kéo sóng lừng lên, đục ngầu phía cửa vịnh. Sốt ruột vì bão tới gần, người đàn ông 50 tuổi mở điện thoại, gọi về cho vợ là bà Nguyễn Thị Mùi dặn dò cẩn trọng. “Cứ yên tâm, hết bão, anh về”, ông Tiến nói khi tiếng gió rít phía ngoài cabin đang ngày một lớn.

Có gần 30 năm kinh nghiệm đi biển, nhưng với ông Tiến, bão số 3 vẫn là một cơn bão dữ dội chưa từng thấy.

Có gần 30 năm kinh nghiệm đi biển, nhưng với ông Tiến, bão số 3 vẫn là một cơn bão dữ dội chưa từng thấy.

Chỉ vài tiếng sau, dọc bờ biển Hạ Long gần vùng neo đậu bắt đầu cuộn sóng. Mưa dông từ ngoài khơi cuồn cuộn đổ về. Cabin tàu rung lắc dữ dội khiến ông Tiến càng nóng ruột hơn. Người thuyền trưởng tiếp tục lấy máy, gọi video call về cho con trai hiện đang ở Hà Nội.

“Nói chuyện được vài phút thì màn hình phía bố tối dần, trước khi mất hoàn toàn tín hiệu”, anh Lê Thế Toàn nói với phóng viên Báo Nhân Dân sáng sớm 8/9.

Dù cố gắng liên lạc lại nhiều lần, nhưng “không có cách nào kết nối được” khi sóng điện thoại tại vùng tâm bão vào thời điểm đó gần như tê liệt. Theo dõi những hình ảnh, tin tức liên tục cập nhật về, lòng anh nóng như lửa đốt.

Phải sau vài tiếng, cuộc gọi thứ 3 từ tâm bão mới được thực hiện. “Khoảng 2 giờ chiều, bố tôi liên lạc lần nữa, bảo: ‘Mấy mẹ con cố gắng sống khỏe. Bố đã bị bão cuốn ra biển rồi. Giờ chưa biết thế nào. Tìm được đường sống bố sẽ gọi lại'", anh Toàn kể. Lúc này, ở Cột 8, tàu VT09 của thuyền trưởng Lê Văn Tiến đã bị bão đánh đứt neo, đẩy ngược ra phía biển động.

Hay tin dữ, bà Mùi bủn rủn cả chân tay. Nhờ người thân bấm giúp điện thoại để gọi chồng thêm lần nữa, nhưng sóng viễn thông cũng chẳng còn. Người phụ nữ 45 tuổi gần như gục ngã khi mường tượng ra điều tồi tệ nhất.

Hay tin dữ, bà Mùi bủn rủn cả chân tay. Nhờ người thân bấm giúp điện thoại để gọi chồng thêm lần nữa, nhưng sóng viễn thông cũng chẳng còn. Người phụ nữ 45 tuổi gần như gục ngã khi mường tượng ra điều tồi tệ nhất.

Hay tin dữ, bà Mùi ở Đông Triều bủn rủn cả tay chân. Nhờ người thân bấm giúp điện thoại để gọi chồng thêm lần nữa, nhưng sóng viễn thông cũng chẳng còn. Người phụ nữ 45 tuổi gần như gục ngã khi mường tượng ra điều tồi tệ nhất.

Bà Mùi gọi khoảng thời gian chờ đợi tin chồng là “khủng khiếp và nặng nề”. Suốt mấy chục năm qua, chưa bao giờ bà chứng kiến bão dữ dội và tàn khốc đến vậy. Cũng chưa bao giờ bà dám nghĩ, gia đình mình lại có thể phân ly sau một lần biển động.

Suốt đêm, bà Mùi không ngủ được. Mãi tới 2 giờ sáng, bà nhận được cuộc gọi thứ 4 từ chồng. Anh báo tin: Xà lan của tàu đã bị dạt vào một vách núi giữa biển.

“Anh sẽ tìm cách trở về. Giờ anh tắt máy để tiết kiệm pin”, phía đầu dây vội vã nói rồi dập máy. Phía ngoài, gió hoàn lưu vẫn đang rít lên từng đợt…

Người trở về từ biển khơi

Trở lại ngày 7/9, tàu sà lan số hiệu VT09, trọng tải 1.000 tấn trong khi neo đậu tại Cột số 8 Hồng Gai đã bất ngờ bị gió, bão đánh đứt cáp neo, đẩy ra khơi xa. Vào thời điểm này, ngoài ông Tiến, trên tàu còn có 8 thuyền viên.

9 giờ sáng, bão bắt đầu vào. Phát hiện sức gió quá lớn, ông Tiến đã yêu cầu tàu nổ máy để hỗ trợ, chống lại sức đẩy mỗi lúc một cao. Tuy nhiên, tới 12 giờ cùng ngày, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão đã lên tới cấp 12-13 (118-149km/giờ), giật cấp 16. Gió giật tung toàn bộ hệ thống dây chằng níu, trước khi đẩy VT09 cùng vài tàu trọng tải lớn khác ngược ra khơi.

Tàu sà lan neo đậu tại Cột 8 Hòn Gai, thành phố Hạ Long sáng 8/9.

Tàu sà lan neo đậu tại Cột 8 Hòn Gai, thành phố Hạ Long sáng 8/9.

Lúc này, những đợt sóng cao tới 5-6m đục ngầu cũng ụp xuống khiến khu cabin lộn nhào, chao đảo dữ dội. Thuyền trưởng Tiến và 2 thuyền viên chỉ kịp khoác vội áo phao rồi nhảy ngược xuống phần sà lan phía đuôi. Ít phút sau, dông lốc dứt tung con tàu thành hai mảnh, ném thẳng về phía biển xa. Mưa, bụi than và bạt che trên sà lan bay phần phật. Chung quanh, dông lốc và mưa chao đảo. 3 người đàn ông phải bấu chặt vào nhau. Mặc dù đã có gần 30 năm kinh nghiệm đi biển nhưng ông Tiến cũng chỉ biết phó mặc cho số phận.

May mắn, sau 30 phút thì trời bỗng lặng gió. Ông Tiến tranh thủ thả neo, hãm tốc độ trôi của sà lan. Chừng hơn 1 tiếng sau, cả nhóm bị đẩy vào một ngọn núi đá cách biển gần 2 hải lý và mắc kẹt lại. Lúc này, cả nhóm cố gắng “hứng sóng” để gọi về báo tin cho gia đình. Các cuộc gọi thứ 3 và thứ 4 của ông Tiến đã diễn ra trong bối cảnh đặc biệt ấy.

“Mọi thứ diễn ra quá nhanh. Bão quá khủng khiếp nên không dây cáp neo nào chịu nổi. Tôi đã nghĩ, trong trường hợp sà lan lật, chúng tôi sẽ cố bám vào vách núi cho tới khi có cứu hộ ra”, ông Tiến kể lại với phóng viên.

Thuyền trưởng Lê Văn Tiến nhớ lại những khoảnh khắc kinh hoàng trên biển.

Thuyền trưởng Lê Văn Tiến nhớ lại những khoảnh khắc kinh hoàng trên biển.

Đêm đó, nhóm thuyền viên đã nhiều lần phát hiện thuyền tìm kiếm cứu hộ tiếp cận các khu vực chung quanh nhưng bất lực vì không có cách nào liên lạc được. Phải tới tận gần sáng, một thuyền chài vô tình phát hiện ra sà lan mắc kẹt nên đã gọi điện vào bờ nhờ ngư dân địa phương ra ứng cứu. Chỉ tới lúc này, những thuyền viên tàu VT09 mới dám tin mình còn sống và có thể trở về.

Sáng sớm 8/9, con thuyền đánh cá cũng đưa nhóm 3 thuyền viên của tàu VT09 về lại Cột 8 Hòn Gai sau 12 giờ kinh hoàng trên biển. Ông Tiến, mặt lấm lem, mắt thâm quầng vội vã gọi cuộc điện thoại thứ 5 cho vợ báo tin mừng sau cùng. Ngay lập tức, từ Đông Triều, bà Mùi cùng con vội vã di chuyển lên Hạ Long đón chồng.

Thoáng thấy bóng ông Tiến đang bước từ phía bên đường sang, bà Mùi lật đật chạy tới, ôm chầm lấy người trở về từ biển, nức nở khóc. “Mừng quá, sống rồi. Sống rồi em ơi”.

Biển Hạ Long phía sau lưng họ, sau cơn dông tố, đã dần trở lại bình yên. Trên bãi cát trải dài, lũ trẻ vô tư đuổi nhau vui đùa như chưa từng có trận bão khủng khiếp quét qua.

Khoảnh khắc vợ chồng người trở về từ biển khơi gặp lại nhau.

Khoảnh khắc vợ chồng người trở về từ biển khơi gặp lại nhau.

Những giọt nước mắt hạnh phúc...

Những giọt nước mắt hạnh phúc...

Niềm vui đoàn tụ.

Niềm vui đoàn tụ.

Trước đó, theo báo cáo của Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn và ứng phó sự cố, thiên tai, tính đến 17 giờ 30 ngày 7/9, chỉ riêng tại Quảng Ninh, bão số 3 khiến 13 người mất tích trên biển và 1 người tử vong. Trong danh sách thống kê ban đầu này, chưa có trường hợp của ông Lê Văn Tiến và tàu VT09.

Chia sẻ thêm với phóng viên Báo Nhân Dân, ông Tiến cho biết, ông cảm thấy vô cùng may mắn khi còn sống sót trở về. Điều ông mong muốn nhất lúc này là sớm biết thông tin của 6 thuyền viên còn lại vẫn còn chưa liên lạc được.

Theo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.