100% số xã ở các tỉnh Tây Nguyên đã có điện lưới quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tại các tỉnh Tây Nguyên (Đak Lak, Gia Lai, Kon Tum, Đak Nông, Lâm Đồng), 100% số xã, 99,29% thôn, buôn, bon, làng có điện lưới quốc gia; 98,2% số hộ gia đình đồng bào các dân tộc sử dụng điện an toàn.
 

Công nhân Công ty Điện lực Kon Tum nâng cấp, cải tạo lưới điện phân phối tại huyện Sa Thầy.
Công nhân Công ty Điện lực Kon Tum nâng cấp, cải tạo lưới điện phân phối tại huyện Sa Thầy.

Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện nay, tại các tỉnh Tây Nguyên (Đak Lak, Gia Lai, Kon Tum, Đak Nông, Lâm Đồng), 100% số xã, 99,29% thôn, buôn, bon, làng có điện lưới quốc gia; 98,2% số hộ gia đình đồng bào các dân tộc sử dụng điện an toàn.

Tây Nguyên có diện tích rộng, địa hình phức tạp, dân cư sinh sống không tập trung, nhất là số hộ đồng bào các dân tộc thiểu số di cư đến ngoài kế hoạch thường xuyên chuyển cư… nên luôn phát sinh những điểm cấp điện mới.

Trong mấy năm qua, Nhà nước đã đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng để xây dựng hệ thống đường dây trung, hạ áp, trạm biến áp để đưa điện về các xã, thôn, buôn làng phục vụ tốt yêu cầu sản xuất, đời sống cho đồng bào các dân tộc cũng như đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn.

Đặc biệt, nhà nước còn có nhiều chương trình, dự án cấp điện cồng bào ở các địa bho các thôn, buôn, bon, làng của các tỉnh Tây Nguyên chưa có điện, hỗ trợ 100% vốn xây dựng hệ thống điện từ nhánh rẽ công tơ và mạng điện trong nhà cho các gia đình chính sách, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới...

Công ty Điện lực Đak Lak đã huy động nhiều nguồn lực cho đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới hệ thống lưới điện; trong đó, chú trọng mở rộng hệ thống lưới điện vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Chỉ riêng từ năm 2011 đến nay, công ty đã đầu tư trên 800 tỷ đồng để xây dựng, cải tạo, nâng cấp lưới điện phục vụ tốt yêu cầu sản xuất, sinh hoạt, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào trên địa bàn.

Hiện nay, tỉnh Đak Lak quản lý, vận hành hệ thống lưới điện trên 4.000 km đường dây trung áp, 4.624 km đường dân hạ áp và 4.135 trạm biến áp phân phối, với tổng dung lượng gần 849.000kVA.

Xã vùng sâu Ea Kiết huyện Cư M’gar (Đak Lak) từ khi có điện lưới quốc, đồng bào các dân tộc đã đầu tư phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp, lắp đặt máy móc chế biến cà phê, lắp đặt hệ thống tưới phun mưa cho càphê, hồ tiêu... góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trên địa bàn.

Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2025, tỉnh Đắk Nông tiếp tục đầu tư 2.236 tỷ đồng để xây dựng mới thêm 650 km đường dây trung áp, trên 1.400 km đường dây hạ áp, 1.000 trạm biến áp, với tổng dung lượng 130.000kVA và lắp đặt mới gần 55.000 côngtơ điện cho các hộ đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Quang Huy (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null