Điểm sách cuối tuần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những tuyệt phẩm dành cho thiếu nhi (Leonardo da Vinci-Nhà Xuất bản Kim Đồng). Tác phẩm tập hợp những truyện ngụ ngôn và thần thoại do danh họa Leonardo da Vinci viết, được Bruno Nardini tổng hợp từ những bản viết tay rải rác trong nhiều tài liệu và ghi chép mà ông để lại với minh họa màu nước theo phong cách cổ điển của Adriana Mazza Saviozzi.
 

Đây hầu hết là truyện ngắn hoặc rất ngắn, được chia thành 4 đề tài: truyện ngụ ngôn, truyền thuyết, những sinh vật kỳ diệu và truyện cười. Những câu chuyện đa dạng về nội dung và ý nghĩa cho ta thấy nhiều khía cạnh khác trong con người ông. Người đọc có thể cảm nhận rõ một Leonardo da Vinci khi thì say sưa với thiên nhiên, lúc tinh quái trong cá tính và rất linh hoạt, biến đổi trong từng câu văn.

Với những câu chuyện có độ dài vừa vặn, nội dung gần gũi nhưng hấp dẫn, cuốn sách thực sự đã kéo Leonardo da Vinci lại gần trẻ em nói riêng và những con người bình thường nói chung. Ông không còn là thiên tài cao xa nữa, trong cuốn sách này ông chỉ còn là một “ông lão kể chuyện” quyến rũ mà thôi.

Ở giữa thanh xuân trống rỗng (Bret Easton Ellis-Nhà Xuất bản Nhã Nam). Cuốn tiểu thuyết kể lại những ngày tháng ăn chơi trác táng, đôi lúc tưởng lầm lạc của cô nàng Lauren đổi bạn trai mỗi lần đổi ngành học; của Sean chỉ biết tiệc tùng triền miên, uống như hũ chìm, tự nhận thực lòng yêu Lauren nhưng đã lên giường với không biết bao nhiêu cô gái khác; và của Paul, từng hẹn hò với Lauren, đẹp trai, lưỡng tính, và thích cả Sean. Bọn họ vướng vào một tam giác tình yêu kỳ dị, rối beng và dĩ nhiên chẳng đi đến đâu cả, ngoài sự trống rỗng ở ngay cốt lõi cuộc đời mình.

Ở giữa thanh xuân trống rỗng là một tiểu thuyết vừa hài hước vừa tuyệt vọng về những sinh viên nhà giàu trôi dạt giữa sự thừa mứa vật chất của chính họ và của cả nước Mỹ thịnh vượng thập niên 1980. Cố ý mở đầu câu chuyện ở lưng chừng một câu và kết thúc cũng lửng lơ, Bret Easton Ellis đã khiến câu chuyện không có vẻ hoàn chỉnh của một tiểu thuyết chỉn chu, mà giống như một lát cắt thẳng ra từ cuộc sống vẫn đang tiếp diễn vô phương hướng của các nhân vật, với đầy đủ hơi thở sống động và bất cần của nó, những đam mê và cô đơn, những khinh suất và buồn bã...

Tâm An

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.