Cồng chiêng, cơm lam, muối é làm cho bản sắc văn hóa Gia Lai nổi trội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Liên hoan văn hóa thiếu nhi các dân tộc khu vực phía Nam- năm 2009 tổ chức tại Đak Lak. Đoàn thiếu nhi Gia Lai có 25 em tham gia đã để lại bao niềm cảm mến, thán phục cho khán giả. Điều quan trọng , tự hào hơn là những thiếu nhi người dân tộc Jrai của làng Chét, phường Thắng Lợi, thành phố Pleiku lần đầu tiên tham gia, diễn tấu cồng chiêng, hát dân ca và tái hiện nếp sống và sinh hoạt của cộng đồng dân tộc mình cho cư dân nhiều vùng khác trong cả nước cùng thưởng thức, sẻ chia.

ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Mở màn là tiết mục tự biên hòa tấu cồng chiêng, múa xoang đã gây sự chú ý của mọi người, các em đã thể hiện không khí sôi động, hoành tráng của chủ đề trong toàn bộ chương trình: Lời chào đoàn kết. Cái không gian hoành tráng của lễ hội tại nhà rông thôi thúc già trẻ, gái trai các buôn làng kéo nhau về tham gia múa xoang. Hàng trăm người có mặt tại hội trường Nhà Thiếu nhi Đak Lak như muốn ùa ra dưới sân mái nhà rông, âm thanh vỡ tung và tràn ngập trong từng động tác, tiết điệu theo dáng múa xoang nhịp nhàng, giục giã tình người. Có vị giám khảo đã vô tình buộc miệng: “Gia Lai đã thành công tiết mục cổ động tinh thần đoàn kết ở Tây Nguyên rồi!”.
Lần lượt các tiết mục vừa sôi động vừa đánh thức tình yêu quê hương, tình yêu lứa đôi trên vùng đất hoang sơ, bình yên và no ấm buôn làng. Đặc biệt phần biểu diễn của em Ksor H’Trinh thể hiện bài dân ca Bahnar “Ru em” với chất giọng trong vắt, thánh thót như tiếng suối reo- nơi mỗi sáng, mỗi chiều em đi về theo bố mẹ lên rẫy và đắm mình giữa dòng nước mát vang lừng tiếng chim hót líu lo. Em Ksor H’Trinh cùng với bạn mình Ksor H’Kinh cũng đã biểu diễn thành công một sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên, bài “Đảng là mùa xuân”... Riêng tiết mục cuối cùng hòa tấu T’rưng- Klông put: “Tây Nguyên vào hội” đã thật sự lôi kéo mọi người cùng vào mùa lễ hội, tất cả gần như đứng dậy múa xoang, không ai ngại ngần và quên rằng còn nhiều tiết mục của các em đoàn khác nữa... Chị Linh Nga Niêkdam- thành viên Ban giám khảo đã tiếc nuối và vui vẻ cho rằng “Đáng lẽ ra nên để tiết mục này của đoàn Gia Lai biểu diễn trong phần bế mạc chương trình cho mọi người cùng ra múa xoang... sôi động và hấp dẫn quá!”.

Nhạc sĩ Trương Quang Lục không giấu được cảm xúc, bày tỏ: Tôi đã đi đến nhiều nơi, tham dự nhiều chương trình văn nghệ nhưng lần này đến cao nguyên, tôi thật sự hiểu thêm về đời sống tinh thần, nhất là đời sống âm nhạc- không gian âm nhạc cồng chiêng của cư dân bản địa Gia Lai, các tài năng diễn xuất của các em nhỏ rất riêng và không thiếu phần sáng tạo, độc đáo. Chúc mừng các em và hẹn sẽ sớm đến với Gia Lai để thưởng thức nhiều hơn...

Sang phần thể hiện các bộ môn thể thao truyền thống dân tộc, trình bày các món văn hóa ẩm thực, một lần nữa đoàn Gia Lai đã làm cho các tỉnh, thành phố trên cả nước biết thế nào là nếp sống văn hóa, sinh hoạt thường ngày trong việc ăn uống, chế biến thực phẩm đặc thù. Ai cũng dùng thử, muốn dùng chút nữa, chút nữa rồi mê luôn.

Các tiết mục của đoàn Gia Lai được Ban Tổ chức đánh giá là chương trình xuất sắc tại liên hoan, đã được tặng nhiều bằng khen.
Bá Tuế

Có thể bạn quan tâm

Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Quanh co ghềnh thác

Quanh co ghềnh thác

(GLO)- Câu thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” của người Việt chúng ta thật có sức gợi. Không chỉ gợi hình ảnh, nó còn gợi cảm giác và gợi cả những thanh âm. Mỗi khi đứng trước một con thác, nhìn dòng nước lao từ trên cao xuống, rồi uốn mình đổ xuôi đi, tôi luôn nghĩ đến câu thành ngữ ấy.
Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Neo giữa sông trăng

Neo giữa sông trăng

Đến bây giờ Nhiên vẫn không tài nào hiểu nổi chuyện gì đã xảy ra trong đêm hoa đăng ấy, mơ hồ trong lòng cô là chiếc ghe nhỏ chòng chành, hình ảnh An ngụp lặn giữa mớ lau sậy.
Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Về nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Về nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Quê hương cố Tổng Bí thư Trần Phú ở xã Tùng Ảnh (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), nhưng ông sinh ngày 1/5/1904 tại Thành An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Vùng đất sinh ra đồng chí Trần Phú cũng là một nơi sơn thủy hữu tình, “địa linh nhân kiệt” và ghi dấu sự hình thành vùng đất Phú Yên.