Cồng chiêng, cơm lam, muối é làm cho bản sắc văn hóa Gia Lai nổi trội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Liên hoan văn hóa thiếu nhi các dân tộc khu vực phía Nam- năm 2009 tổ chức tại Đak Lak. Đoàn thiếu nhi Gia Lai có 25 em tham gia đã để lại bao niềm cảm mến, thán phục cho khán giả. Điều quan trọng , tự hào hơn là những thiếu nhi người dân tộc Jrai của làng Chét, phường Thắng Lợi, thành phố Pleiku lần đầu tiên tham gia, diễn tấu cồng chiêng, hát dân ca và tái hiện nếp sống và sinh hoạt của cộng đồng dân tộc mình cho cư dân nhiều vùng khác trong cả nước cùng thưởng thức, sẻ chia.

ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Mở màn là tiết mục tự biên hòa tấu cồng chiêng, múa xoang đã gây sự chú ý của mọi người, các em đã thể hiện không khí sôi động, hoành tráng của chủ đề trong toàn bộ chương trình: Lời chào đoàn kết. Cái không gian hoành tráng của lễ hội tại nhà rông thôi thúc già trẻ, gái trai các buôn làng kéo nhau về tham gia múa xoang. Hàng trăm người có mặt tại hội trường Nhà Thiếu nhi Đak Lak như muốn ùa ra dưới sân mái nhà rông, âm thanh vỡ tung và tràn ngập trong từng động tác, tiết điệu theo dáng múa xoang nhịp nhàng, giục giã tình người. Có vị giám khảo đã vô tình buộc miệng: “Gia Lai đã thành công tiết mục cổ động tinh thần đoàn kết ở Tây Nguyên rồi!”.
Lần lượt các tiết mục vừa sôi động vừa đánh thức tình yêu quê hương, tình yêu lứa đôi trên vùng đất hoang sơ, bình yên và no ấm buôn làng. Đặc biệt phần biểu diễn của em Ksor H’Trinh thể hiện bài dân ca Bahnar “Ru em” với chất giọng trong vắt, thánh thót như tiếng suối reo- nơi mỗi sáng, mỗi chiều em đi về theo bố mẹ lên rẫy và đắm mình giữa dòng nước mát vang lừng tiếng chim hót líu lo. Em Ksor H’Trinh cùng với bạn mình Ksor H’Kinh cũng đã biểu diễn thành công một sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên, bài “Đảng là mùa xuân”... Riêng tiết mục cuối cùng hòa tấu T’rưng- Klông put: “Tây Nguyên vào hội” đã thật sự lôi kéo mọi người cùng vào mùa lễ hội, tất cả gần như đứng dậy múa xoang, không ai ngại ngần và quên rằng còn nhiều tiết mục của các em đoàn khác nữa... Chị Linh Nga Niêkdam- thành viên Ban giám khảo đã tiếc nuối và vui vẻ cho rằng “Đáng lẽ ra nên để tiết mục này của đoàn Gia Lai biểu diễn trong phần bế mạc chương trình cho mọi người cùng ra múa xoang... sôi động và hấp dẫn quá!”.

Nhạc sĩ Trương Quang Lục không giấu được cảm xúc, bày tỏ: Tôi đã đi đến nhiều nơi, tham dự nhiều chương trình văn nghệ nhưng lần này đến cao nguyên, tôi thật sự hiểu thêm về đời sống tinh thần, nhất là đời sống âm nhạc- không gian âm nhạc cồng chiêng của cư dân bản địa Gia Lai, các tài năng diễn xuất của các em nhỏ rất riêng và không thiếu phần sáng tạo, độc đáo. Chúc mừng các em và hẹn sẽ sớm đến với Gia Lai để thưởng thức nhiều hơn...

Sang phần thể hiện các bộ môn thể thao truyền thống dân tộc, trình bày các món văn hóa ẩm thực, một lần nữa đoàn Gia Lai đã làm cho các tỉnh, thành phố trên cả nước biết thế nào là nếp sống văn hóa, sinh hoạt thường ngày trong việc ăn uống, chế biến thực phẩm đặc thù. Ai cũng dùng thử, muốn dùng chút nữa, chút nữa rồi mê luôn.

Các tiết mục của đoàn Gia Lai được Ban Tổ chức đánh giá là chương trình xuất sắc tại liên hoan, đã được tặng nhiều bằng khen.
Bá Tuế

Có thể bạn quan tâm

Ngọt thơm hương bắp

Ngọt thơm hương bắp

(GLO)- Lúc còn nhỏ ở vùng quê nghèo khó, hương vị tôi nhớ nhất là mùi bắp luộc. Mỗi lần đi chợ về, mẹ thường mua mấy trái bắp nếp luộc làm quà cho anh em chúng tôi.
Thương hoài xứ nẫu

Thương hoài xứ nẫu

(GLO)- Tháng 5, nắng như dội lửa. Những dãy núi xa mờ nhòe màu sương khói như ai phủ lên một làn voan mỏng không che nổi nắng trời. Tôi tìm về xứ nẫu Bình Định trong cái nóng mùa hè hứa hẹn không dưới 40 độ C.
Tôi học vẽ

Tôi học vẽ

(GLO)- Ở tuổi ngoài 40, tôi sắm sửa họa cụ để học vẽ. Người đồng cảm thì động viên khi thấy tôi up một vài bức tranh lên mạng xã hội. Và hẳn là sẽ có người chép miệng mà rằng già rồi còn bày đặt vẽ vời.
Chập chờn xứ quê

Chập chờn xứ quê

(GLO)- “Trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội/Có một miền quê trong đi đứng nói cười” (thơ Nguyễn Duy). Ai trong đời chẳng có một quê hương, nhưng mất bao lâu ta mới nhận ra xa quê hương không phải là thoát ly “nguồn cội”.

Đôi cánh ước mơ

Đôi cánh ước mơ

(GLO)- Âm thanh reo vui, quen thuộc cất lên ngoài hiên. Tôi khẽ mở ô cửa, ngó lên tán cây xanh um. Những tia nắng đầu tiên loang loáng trên phiến lá như phủ một lớp phản quang khiến chúng sáng rực. Nhìn mãi mới thấy đôi chim sâu bé xíu đang chuyền cành, ríu ran không ngừng.
Độc giả có quay lưng với sách?

Độc giả có quay lưng với sách?

(GLO)- 21.600 là tổng số lượt bạn đọc đến với sách tại các sự kiện hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Với một tỉnh miền núi, đây là con số đáng khích lệ, cho thấy kết quả của những nỗ lực quảng bá sách và văn hóa đọc của nhiều đơn vị, cấp ngành.

Gương mặt thơ: Nguyễn Bình Phương

Gương mặt thơ: Nguyễn Bình Phương

(GLO)- Anh khởi đầu từ thơ, từ hồi chưa vào quân đội, rồi thành công về đường văn xuôi với những tiểu thuyết và truyện ngắn nổi tiếng, là một cây bút văn xuôi với rất nhiều thành tựu, những là “Một ví dụ xoàng”, “Mình và họ”, “Người đi vắng”, “Vào cõi”, “Ngồi”, “Những đứa trẻ chết già”...
Tiết mục Hồn chiêng Tây Nguyên (cụm Công đoàn số 1) đạt giải 3 thể loại múa tại hội diễn. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa: Sôi nổi Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động

(GLO)- Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) năm 2024 là hoạt động thường niên, tạo sân chơi bổ ích cho những người làm nghệ thuật không chuyên. Với sự chuẩn bị chu đáo, các cụm Công đoàn đã mang đến nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.