Gây quỹ cộng đồng: Phát huy tình đoàn kết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tại một số xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai, những việc lớn của làng như: tu sửa nhà rông, tổ chức lễ hội, xây nhà văn hóa, mua cồng chiêng hay cho những hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất… đều được trích từ nguồn quỹ làng. Mô hình gây quỹ cộng đồng nói trên đang được nhân rộng, góp phần phát huy tình đoàn kết, gắn bó của bà con nơi đây.

Nguồn quỹ được trích từ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, từ những vườn cây công nghiệp trồng trên quỹ đất chung của làng… đã mang đến những khoản thu đáng kể. Sau khi thu hoạch và chia cho những hộ gia đình trực tiếp sản xuất một khoản cố định, số tiền còn lại được trưởng thôn sung vào quỹ làng để lo việc chung.

 

Bà con xã Hà Tây nhận tiền giao khoán bảo vệ rừng.                                                  Ảnh: H.Đ
Bà con xã Hà Tây nhận tiền giao khoán bảo vệ rừng. Ảnh: H.Đ

Từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng

Xã Hà Tây (huyện Chư Pah) có 7/10 thôn, làng nhận chăm sóc, bảo vệ 3.700 ha rừng trên địa bàn. Cuối năm, khi nhận được tiền chi trả công chăm sóc từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, dân làng tập trung về nhà rông để tổ chức ăn mừng. Ông Thao-Chủ tịch UBND xã Hà Tây, cho biết: “Trước đây, khi thôn, làng có việc thì đều phải chờ các hộ dân đóng góp. Nhưng từ khi có quỹ cộng đồng, làng có một khoản chi phí để lo việc chung. Mô hình gây quỹ cộng đồng từ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đã phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, tương thân tương ái của bà con. Vì vậy, năm 2018, chính quyền địa phương đã nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn xã”.

Anh Yuih-Trưởng thôn Kon Sơ Lăl, cho biết: Sau 3 năm nhận chăm sóc, bảo vệ 1.300 ha rừng, quỹ làng dư ra số tiền 400 triệu đồng. Năm 2017, làng Kon Sơ Lăl đã trích quỹ mua máy xay gạo, kéo điện, làm sân bê tông của nhà xát lúa hết khoảng 100 triệu đồng. Ngoài ra, làng còn trích tiền làm sân bóng đá, bóng chuyền cho thanh niên vui chơi, giải trí. Trước đó, già làng Sôn còn quyết định mua bộ cồng chiêng giá 50 triệu đồng để các nghệ nhân trong làng truyền dạy cho thế hệ trẻ nhằm bảo tồn văn hóa truyền thống.

Cũng nhận chăm sóc, bảo vệ 400 ha rừng, cuối năm 2017, dân làng Kon Mah nhận được 100 triệu đồng từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng để sung quỹ làng. Anh Im-Trưởng thôn Kon Mah, tâm sự: “Bà con thấy được lợi ích cộng đồng nên nhiệt tình tham gia tuần tra tra bảo vệ rừng. Năm 2017, làng mua một máy tuốt lúa trị giá 65 triệu đồng để bà con dùng chung. Ngoài ra còn trích tiền sửa đường xuống giọt nước, hỗ trợ 5 hộ nghèo vay vốn sản xuất”.

Đến trồng cà phê trên quỹ đất chung

Trong khi đó, đồng bào Bahnar ở xã Glar (huyện Đak Đoa, Gia Lai) gây quỹ bằng cách chung tay chăm sóc vườn cà phê trên diện tích đất chung của làng. Điển hình, tại thôn Dôr 2, bà con góp sức trồng gần 5 ha, mỗi gia đình đều cử người luân phiên chăm sóc. Cuối năm 2017, dân làng dành ra 220 triệu đồng sung vào quỹ dùng chung.

Anh Chưp-Trưởng thôn Dôr 2, chia sẻ: Thôn có khu đất chung được bà con tận dụng trồng cà phê. Trưởng thôn chia đều diện tích cho 9 tổ, các tổ trưởng phân công nhiệm vụ cho từng hộ gia đình như tưới nước, tỉa cành, thu hoạch… Công việc tuy vất vả nhưng ai cũng hăng hái tham gia vì lợi ích của cộng đồng. Từ nguồn tiền quỹ hiện có, đầu năm 2018, thôn Dôr 2 đã vận động đóng góp thêm để kéo 800 m dây, chôn 30 trụ điện xây dựng trạm biến áp 75KVA với tổng số tiền 450 triệu đồng. Công trình này phục vụ nguồn điện cho việc đặt máy bơm tưới cà phê cho cả làng. Trước đó, năm 2016, bà con còn trích quỹ làng xây nhà văn hóa làm nơi sinh hoạt chung cho cả làng; làm mới hơn 3 km đường bê tông.

Đặc biệt, nguồn quỹ chung này cũng đã góp phần hỗ trợ một số gia đình trên địa bàn thoát nghèo. Đơn cử, năm 2015, gia đình anh Myên thuộc hộ nghèo nên được thôn Dôr 2 trích quỹ cộng đồng cho vay 20 triệu đồng không lãi suất để trồng cà phê. Nhờ chăm chỉ và biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vườn cà phê nhà anh đã xanh tốt. Đến nay, anh Myên trả được số tiền vay cho làng, dần ổn định cuộc sống.

Hồng Điệp

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.