Mong ước của chàng trai khuyết tật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Được uống ly “nước mía siêu sạch” ngọt lịm, dịu mát từ những xe nước mía nội thành Pleiku, ít ai biết được trong đó có phần công sức của chàng trai tật nguyền Ngô Văn Trung (SN 1989, trú tại 145 Tăng Bạt Hổ, TP. Pleiku).

Bà Nguyễn Thị Hoàng, mẹ anh Trung, nhìn con trìu mến rồi quay sang nói với tôi: “Tuy bị khuyết tật vận động, không tự đi lại nhưng Trung may mắn còn có đôi tay lành lặn, đầu óc minh mẫn nên vẫn được việc lắm. Từ tấm bé, Trung đã không làm phiền gì đến tôi, còn giúp đỡ gia đình”. Anh Trung đôi tay thoăn thoắt róc mía, nghe mẹ nói thi thoảng ngước nhìn, nở nụ cười thật tươi, chắc lòng anh đang dậy lên niềm vui.

 

Công việc róc mía đã giúp anh Trung có thu nhập, ổn định cuộc sống. Ảnh: Đ.P
Công việc róc mía đã giúp anh Trung có thu nhập, ổn định cuộc sống. Ảnh: Đ.P

Bà Hoàng bắt đầu câu chuyện về người con trai với biến cố đau xót: Năm lên 2 tháng tuổi, Trung bị sốt bại liệt để lại biến chứng teo cơ cả 2 chân, mang tật suốt đời. Không tự đứng lên được bằng đôi chân, Trung phải dịch chuyển nhờ đôi tay trên 2 chiếc đòn nhựa hoặc bằng chiếc xe lắc khi muốn đi đâu xa. Nói về người con trai áp út trong 7 anh chị em, bà Hoàng tâm sự: “Lên 8 tuổi, gia đình thay nhau cõng Trung đến trường, nhưng chỉ đến khi “thông mặt chữ” thì phải dừng lại. Gia cảnh quá khó khăn, một mình tui bươn chải đủ thứ nghề, trong đó có xe nước mía tại nhà. Năm 12 tuổi, Trung giúp tôi việc róc mía. Ban đầu chỉ róc cho mẹ bán. Sau đấy, mấy chị em bạn hàng thấy nó róc nhanh, thương tình muốn tạo việc làm kiếm thu nhập nên nhờ đến. Rồi người nọ mách bảo người kia, mối mang đông dần, nghề không chỉ nuôi được Trung mà còn giúp tôi có khoản tiền nuôi chị em nó đi học xa”.

Tôi đưa mắt nhìn căn phòng diện tích 7 x 4 m xếp dựng những bó mía dài, rồi dừng mắt ở chiếc máy róc mía đặt ngay sau lưng Trung, lên tiếng hỏi: “Đã có máy róc mía sao Trung lại phải ngồi róc thủ công nhọc sức vậy?”. Bà Hoàng lên tiếng thay cậu con trai vẫn đang miệt mài với công việc: “Khi vận hành cần đến 2 người đứng máy, có tôi và cô con gái. Trung không làm được, chỉ giúp việc cất xếp đủ cây, buộc thành bó. Mà cũng chỉ khi nào nhiều người đặt mua với số lượng mới dùng đến máy, còn thì chỉ mỗi mình Trung róc cũng đủ giao cho khách hàng rồi”.

Không đợi Trung dừng tay, tôi bắt chuyện thì được anh cho biết: “Mỗi ngày làm việc hết công suất tôi róc được 15 bó (mỗi bó 50 cây), thu về 300 ngàn đồng. Nhưng mùa mưa dầm, chẳng mấy ai uống nước mía thì nghỉ chơi dài. Cũng muốn tìm thêm việc vào những ngày nhàn rỗi nhưng cả nhà khuyên thôi, vì thương tôi tật nguyền”.

Được biết, Trung là thành viên Hội Người khuyết tật TP. Pleiku từ hơn 10 năm nay. “Đó là điểm tựa đời sống tinh thần của anh chị em khuyết tật vận động. Ưu điểm nổi trội của Hội là tập hợp người khuyết tật lại để cùng động viên nhau “gõ cửa cuộc sống”, dù biết cuộc sống vốn dĩ rất khó khăn, ngay cả với người lành lặn”-Trung nói về tổ chức Hội của mình.

Tôi hỏi Trung về tình cảm lứa đôi, anh cười bẽn lẽn: “Hẳn nhiên là có suy nghĩ đến, mà thực tế thì chưa một lần nắm tay ai. Kể cũng khó, tật nguyền thế này! Tôi biết, bây giờ thì còn có mẹ, anh chị em nương tựa vào nhau chứ mai sau về già, sức khỏe càng yếu hơn thì…”-Trung bỏ lửng câu nói.

Trung ước muốn có được chiếc xe điện 3 bánh thay cho chiếc xe lắc tay để đi đường xa, ngược dốc đỡ nhọc sức, lại chở thêm được một người khi cần. “Tôi tích cóp mãi mà vẫn chưa đủ số tiền 17 triệu đồng để sở hữu một chiếc xe như vậy. Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ các nhà hảo tâm”-Trung tình thật.

Dừng tay, Trung ngồi trên chiếc đòn kê ngẩng lên nhìn tôi nói lời chia tay. Nhìn vào đôi mắt sáng cùng phần cơ thể lành lặn chắc nịch của Trung, tôi hiểu rằng ẩn sâu đằng sau đó là những mong muốn lớn lao, cả việc làm được nhiều điều hơn nữa cho bản thân cũng như cho người mẹ đơn thân đã tảo tần nuôi anh chị em Trung khôn lớn.

Đình Phê

Có thể bạn quan tâm

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).