Người dân vùng Đông Nam tỉnh Gia Lai nô nức du xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hòa cùng với không khí tươi vui của năm mới Đinh Dậu, người dân vùng Đông Nam tỉnh Gia Lai cũng tạm gác công việc mùa màng để du xuân, thưởng ngoạn thắng cảnh đẹp trong vùng.

Bính Thân 2016 là một năm khá khó khăn với người dân vùng Đông Nam tỉnh khi mùa màng gặp nhiều trở ngại. Nhưng không vì thế mà không khí mùa xuân kém náo nhiệt. Những ngày đầu năm mới Đinh Dậu 2017 này, sau những chuyến đi thăm, chúc Tết họ hàng, người thân, họ lại cùng gia đình, bạn bè tổ chức những chuyến du xuân để cùng hưởng không khí rộn rã khi mùa xuân đã gõ cửa. Sáng mùng 3 Tết, tại thác Phú Cường (huyện Chư Sê), dòng người nườm nượp đổ về thắng cảnh hùng vĩ của thiên nhiên này. Ai nấy đều háo hức được chinh phục dòng thác nổi tiếng và cùng gia đình, bạn bè chụp những bức ảnh kỷ niệm bên thắng cảnh này. Theo tìm hiểu, giá vé tại đây được niêm yết là 10 ngàn đồng/người và giữ xe máy là 10 ngàn đồng/xe.

 

Anh Ksor Toan (trú xã Ia Ake, huyện Phú Thiện) hào hứng: “Mình thấy thác Phú Cường trên mạng nhiều rồi nhưng năm nay mới được cùng bạn bè lên đây chơi. Từ chỗ mình lên đây cũng chỉ gần 30km thôi nên đi cũng nhanh. Thác đẹp thật, lại mát nữa nên nhóm bạn của mình tổ chức ăn uống ở đây luôn”.

Cũng như nhóm của anh Toan, nhiều gia đình đã chọn bóng mát của những tán cây bên cạnh dòng thác để làm nơi dừng chân ăn uống, để cảm nhận hơi nước mát rượi từ dòng thác. Tuy nhiên, một số du khách chưa thực sự có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng khi xả rác khá nhiều. Bên cạnh đó, đơn vị bán vé cũng chưa thiết kế những thùng rác ở vị trí thuận lợi khiến du khách không biết phải để rác ở đâu nên đành vứt luôn tại chỗ gây mất vệ sinh và mất mỹ quan.
 

Người dân chọn bóng mát của tán cây bên cạnh thác làm chỗ dừng chân. Ảnh: Văn Ngọc
Người dân chọn bóng mát của tán cây bên cạnh thác làm chỗ dừng chân. Ảnh: Văn Ngọc

Đập Ayun Hạ (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện) cũng là một điểm đến hấp dẫn của người dân trong vùng. Với giá vé phải chăng 10 ngàn đồng/người, khu du lịch đập Ayun Hạ vẫn đón khách nườm nượp khắp nơi đổ về. Những người dân tại địa phương cũng chọn nơi đây để cảm nhận không khí của mùa xuân. Sáng mùng 3 Tết, bà Vi Thị Phận (72 tuổi, người dân tộc Thái, trú tại thôn Thanh Thượng, xã Ayun Hạ) đã cùng với hai người bạn già của mình mặc bộ váy truyền thống của người Thái rực rỡ sắc màu rồi đi bộ gần 4km để lên đập. “Con cái nó đi chúc Tết rồi đi chơi ở xa cả, mình già rồi không đi được đâu, thấy người ta trên này năm nào cũng vui nên rủ hai bà bạn đi cùng. Một năm rồi mới được dịp mặc bộ váy tự mình may thế này”-bà vừa tâm sự vừa chóp chép miếng trầu để lộ hàm răng đen nhánh đặc trưng của người Thái.
 

Các du khách không được trang bị áo phao rất nguy hiểm. Ảnh: Văn Ngọc
Các du khách không được trang bị áo phao rất nguy hiểm. Ảnh: Văn Ngọc

Tại khu du lịch này, ngoài ngắm cảnh và chụp hình lưu niệm, du khách còn có thể lựa chọn du xuân trên lòng hồ bằng ca nô và tàu chạy dầu với giá lần lượt là 80 ngàn đồng và 60 ngàn đồng/lượt người. Nhưng dịch vụ này cũng bộc lộ những bất cập khi các vị khách ngồi tàu chạy không mặc áo phao theo quy định nên nguy cơ rủi ro rất cao. Theo quan sát của PV, các chuyến tàu chở trung bình 15 người/chuyến trong đó có khoảng một nửa là trẻ em. Rõ ràng không thể chủ quan trong trường hợp này vì tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
 

Suối đá 2 là địa điểm hấp dẫn du khách tại thị xã Ayun Pa. Ảnh: Văn Ngọc
Suối đá 2 là địa điểm hấp dẫn du khách tại thị xã Ayun Pa. Ảnh: Văn Ngọc

Tại thị xã Ayun Pa, điểm du lịch Suối đá 1 và Suối đá 2 (xã Chư Bah, thị xã Ayun Pa) cũng là nơi hút du khách đông đảo. Theo thống kê tại Suối đá 2, riêng ngày mùng 3 Tết đã có khoảng trên dưới 5.000 người đến thưởng ngoạn cảnh đẹp. Đây là một khu vực bao gồm suối đá, thác nước, cầu treo kết hợp với các chòi lá phục vụ dịch vụ ăn uống. Các món ăn ở đây cũng khá đặc trưng và hấp dẫn như cơm lam, gà nướng. Khu vực này khá quy mô nên các du khách đi theo nhóm cũng dễ dàng tìm được chỗ ngồi quây quần.

Em Nguyễn Tú Lệ (19 tuổi, thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa) hồ hởi: “Ở trên này mát rượi chứ không nóng như ở thị trấn chỗ em, cảnh cũng đẹp nữa. Em với các bạn ở Sài Gòn về hôm nay mới có dịp lên được đây. Các bạn còn mang theo đàn ghita rồi đồ ăn nữa, hôm nay chắc chắn sẽ là một buổi picnic thú vị và đáng nhớ với chúng em”.

Lê Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.