Mạnh tay với "Vàng tặc"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhiều năm qua, tình trạng khai thác vàng trái phép tại xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa luôn là nỗi nhức nhối với cơ quan chức năng địa phương. Sáng 7-7, đoàn công tác liên ngành của thị xã chính thức xuất quân truy quét “vàng tặc” trong một “chiến dịch” kéo dài 3 tháng với hy vọng chấm dứt hoàn toàn tình trạng trên.

Như Báo Gia Lai đã phản ánh trong bài viết “Bãi vàng giữa rừng sâu”, từ năm 2010 đến nay, tại tiểu khu 1288, thuộc lâm phần quản lý của UBND xã Ia Rbol đã xảy ra tình trạng khai thác vàng trái phép. Đây là địa bàn vùng núi đồi hiểm trở chỉ có thể đi bộ hoặc đi xe gắn máy. Từ quốc lộ 25 rẽ vào phải mất hơn 3 tiếng mới đến được bãi vàng trong khi từ xã Ea Hiao (huyện Ea Hleo, huyện Đak Lak) chỉ cần 30 phút là tới nơi. Bởi vậy, các đối tượng khai thác vàng trái phép chủ yếu là người dân tộc thiểu số sinh sống tại địa bàn này và một số người từ Thái Nguyên, Cao Bằng… Ban đầu chỉ là một số nông dân khai thác tự phát, thủ công sau đó một số đối tượng tiếp tục mang máy móc lên khai thác với quy mô lớn hơn. Thời điểm đông nhất có khoảng hơn 20 người khai thác.

 

Một lán trại do “vàng tặc” dựng lên tại khu vực này.        Ảnh: L.V.N
Một lán trại do “vàng tặc” dựng lên tại khu vực này. Ảnh: L.V.N

Trước tình hình này, cơ quan chức năng thị xã đã thành lập các đoàn liên ngành nhiều lần truy quét với biện pháp vừa phá bỏ, tiêu hủy công cụ, phương tiện để khai thác vàng, vừa tuyên truyền vận động các đối tượng từ bỏ khai thác. Qua mỗi lần truy quét, các đối tượng đều chấp hành mà không có hành vi chống đối. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, tại khu vực này lại xuất hiện một số đối tượng khác tiếp tục vận chuyển máy móc lên lập lán trại, đào hầm để khai thác. Thời điểm P.V Báo Gia Lai có mặt tại bãi vàng, đã có nhiều hầm vàng bị cơ quan chứng năng lấp, một số máy móc hư hỏng do bị phá hủy. Tuy nhiên, bên cạnh đó, “vàng tặc” vẫn tiếp tục đào thêm các hầm mới khiến một vùng lưng chừng núi bị đào bới nham nhở.

Theo tin từ Công an thị xã Ayun Pa, qua công tác trinh sát nắm tình hình, hiện nay tại tiểu khu 1288 vẫn còn 5 lán trại gồm có 8 người đang khai thác vàng trái phép là: Nông Văn Thảo (SN 1960), Triệu Văn Hiền (SN 1970), Lý Tài Phúc (SN 1978), Nguyễn Văn Năm (SN 1991), Ngô Văn Chỉnh (SN 1966), Nông Văn Tỉnh (SN 1970), Nguyễn Văn Dũng (SN 1960) và Ma Hương (SN 1960). Tất cả đều trú tại thôn 7A, xã Ea Hiao, huyện Ea Hleo, tỉnh Đak Lak. Bên cạnh đó, có 2 lán trại tuy không có người ở nhưng vẫn có vật dụng sinh hoạt cá nhân. Tại hiện trường, cơ quan chức năng phát hiện 1 hầm mới, 8 hầm cũ, 2 máy nổ Đông Phong, 1 máy nghiền đá, 1 bình oxy, 1 đường ống dài kéo từ suối lên các lán trại để đãi vàng cùng nhiều dụng cụ phục vụ việc khai thác vàng trái phép.

Sáng 7-7, đoàn công tác liên ngành do Công an thị xã chủ trì đã mở đầu đợt truy quét bãi vàng. Thời gian của đợt truy quét này dự kiến sẽ kéo dài 3 tháng, đây là khoảng thời gian truy quét dài nhất từ trước đến nay. Theo kế hoạch, trong thời gian này, đoàn liên ngành sẽ đến khu vực này để tổ chức vận động các đối tượng tự tháo dỡ các lán trại và thu dọn toàn bộ công cụ, phương tiện khai thác vàng ra khỏi khu vực để trở về địa phương. Nếu các đối tượng ngoan cố, không chấp hành thì đoàn liên ngành sẽ tập trung lực lượng khống chế bắt giữ.

Bên cạnh đó, đoàn sẽ tiến hành thực hiện biện pháp cưỡng chế, đưa đối tượng cầm đầu (chủ hầm) về thị xã để xử lý theo quy định của pháp luật; đồng thời tiến hành lập biên bản tịch thu buộc tiêu hủy các công cụ, phương tiện khai thác vàng trái phép và phá hủy các hầm vàng đã đào. Đoàn liên ngành cũng “cắm trại” suốt trong thời gian 3 tháng để giám sát, quản lý địa bàn, không để các đối tượng hoạt động khai thác vàng trái phép trở lại. Sau khi truy quét, ổn định tình hình thì giao cho UBND xã Ia Rbol và kiểm lâm địa bàn tiếp tục giám sát, chịu trách nhiệm quản lý, kiên quyết không để tình trạng khai thác vàng tái diễn.

Lê Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.